“Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới nhằm phát huy tính tích cực học tập môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 8”
05/11/2024
Chia sẻ
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. | Trang 1 |
I. Lời mở đầu. | Trang 1 |
II. Lý do chọn đề tài. | Trang 1 |
III. Mục đích nghiên cứu. | Trang 2 |
IV. Phương pháp nghiên cứu | Trang 3 |
IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu của đề tài, | Trang 3 |
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. | Trang 4 |
I. Cơ sở lí luận | Trang 4 |
II. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. | Trang 4 |
III. Một số trò chơi ngôn ngữ mới nhằm phát huy tính tích cực học tập môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 8. | Trang 5 |
IV. Những điều cần lưu ý. | Trang 13 |
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | Trang 14 |
C. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ. | Trang 14 |
I. Bài học kinh nghiệm. | Trang 14 |
II. Kết luận. | Trang 15 |
III. Khuyến nghị. | Trang 15 |
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO |
|
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa Tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học Tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.
Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 8 và khối 9 tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề “Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới nhằm phát huy tính tích cực học tập môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 8” nhằm phát huy tính tích cực học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Lí do về mặt lí luận.
Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là
một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường trung học. Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.
2. Lí do về mặt thực tiễn.
Tất cả các trò chơi ngôn ngữ đều có một mục đích hướng tới đó là giúp người học có thể tham gia hoạt động cùng với người khác và cùng giải quyết những vấn đề mà mình đưa ra, mở rộng ngôn ngữ và rèn luyện kỉ năng nghe nói. Trong giờ học giáo viên đưa ra các trò chơi ngôn ngữ, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận, nêu ra chính kiến của mình khuyến khích động viên được những em yếu, kém. Trong phần này giáo viên áp dụng phương pháp "Delayed correction" nên học sinh không tỏ ra lúng túng khi mắc lỗi. Không khí lớp học sôi nổi hơn, vốn từ vựng không những được củng cố mà còn được mở rộng ra rất nhiều khi các em thực hành.
3. Lí do về tính cấp thiết.
Hiện nay việc học Tiếng anh được phổ biến rộng rãi khắp nơi. Nhưng làm
thế nào để học tốt Tiếng Anh. Về cơ bản mục tiêu dạy học Ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng có sự thay đổi. Chương trình và sách giáo khoa trung học cơ sở với mục đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về Tiếng Anh thực hành hiện đại, có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ
giao tiếp, đồng thời hình thành các kỹ năng và phát triển tư duy.
4. Về khả năng nghiên cứu:
Sau một vài năm ứng dụng trò chơi ngôn ngữ vào giảng dạy, tôi nhận thấy ứng dụng trò chơi ngôn ngữ vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực học tập trong học sinh đồng thời phát huy khả năng nói Tiếng Anh cho học sinh. Trong quá trình ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy tôi đã rút ra được một số nhận xét chung cũng như bài học kinh nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy của mình.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Vì vậy, ứng dụng trò chơi ngôn mới ngữ đã phát huy được tính tích cực học tập và năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Khảo sát thực tế.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
- Phân tích số liệu thống kê.
- Tổng hợp tư liệu, tài liệu.
V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm tại trường THCS Thượng Lâm trong năm học 2019 – 2020.
- Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng tập trung vào các tiết dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 8 (hệ 7 năm và 10 năm).
2/ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Tập trung khảo sát, thực nghiệm việc dạy và học Tiếng Anh đối với học sinh
ba lớp 8A,8B và 8C.
- Trước khi áp dụng một số trò chơi nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng. Dưới đây là kết quả khảo sát chất lượng học sinh khối 8 gồm ba lớp 8A, 8B và 8C (vào thời điểm cuối tháng 9 năm 2019) Trong đó, lớp 8A và 8C học theo chương trình SGK hệ 7 năm, còn lớp 8B học theo chương trình SGK hệ 10 năm (Phần phụ lục 1):
3/ Kế hoạch thực hiện:
a) Lập đề cương nghiên cứu:
- Đăng ký đề tài, lập đề cương và tìm tài liệu nghiên cứu từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2019.
b) Triển khai nghiên cứu:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020.
c) Hoàn thành đề tài: 02/2020.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mặc dù tiếng Anh so với các môn học khác vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết các trường THCS Việt Nam, nhưng trên thế giới nó lại phát triển từ rất lâu. Do đó, có vô số kinh nghiệm mà chúng ta có thể học tập từ các nước bạn.
Nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tiếng Anh cũng đã giới thiệu một số trò chơi phổ biến áp dụng được trong tất cả các phần của một giờ học, ví dụ như: Chain game, Guessing Game, Hangman, Lucky Numbers, Noughts and Crosses, Rub out and Remember, Slap the Board … Những trò chơi này có thể được coi là những trợ giảng đắc lực cho rất nhiều giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp học. Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều.
Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài
liệu sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng Games có thể phù hợp vời từng bài
cụ thể trong sách giáo khoa Tiếng Anh 6 , Tiếng Anh 7, Tiếng Anh 8 và Tiếng Anh 9. Từ đó, tôi đã mạnh dạn soạn một số tiết có các trò chơi thông dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng chung.
Với đặc thù là học sinh nông thôn, bố mẹ các em đều làm nông nghiệp vì vậy không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các con. Các em lại không có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà phong trào
học Tiếng Anh ở trường còn chưa cao.
Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu học nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định phương pháp học hiệu quả.Vì thực tế là khi còn học tiểu học thì các em chưa được chú trọng đến việc dạy và học Tiếng Anh.
2. Thuận lợi
- Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc
dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh).
- Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
- Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có được một khoảng thời gian khá dài tham gia giảng dạy ở trường.
- Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh. Cơ sở vật chất và trang thiết bị khá đầy đủ.
3. Khó khăn
- Học sinh chủ yếu là con nhà nông dân lao động, điều kiện kinh tế còn
nghèo, điều kiện học tập còn ít. Đại đa số các em chỉ học tập trên lớp, về nhà ít có điều kiện giao tiếp, học thêm hay học Tiếng anh qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nên trình độ Tiếng Anh của các em còn thấp, khả năng học và nhớ rất kém, nhiều em không thích học môn học.
- Một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó.
- Phân phối chương trình Tiếng Anh 8 khá dài và khó với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động.
- Trong khi đó vốn Tiếng Anh của các em còn nhiều hạn chế nên các em ngại tham gia vào hoạt động giao tiếp.
III. MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 8”
Trò chơi ngôn ngữ đang là một trong những biện pháp tích cực để tăng sự hứng thú cho học sinh, khiến học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng tham gia giờ học. Trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh biết cộng tác nhóm và cạnh tranh với những nhóm khác. Sự cạnh tranh chính là sự khích lệ, thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và hơn nữa khi tham gia vào trò chơi học sinh như được xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò, giữa những học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, giúp các em tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Đó cũng là biểu hiện của
một môi trường thân thiện, lành mạnh trong giờ học.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số những trò chơi mà tôi đã tiến hành thực nghiệm mà học sinh hưởng ứng rất tích cực.
1. Chinese whisper: ( Nói thầm kiểu Trung Quốc)
a) Các bước thực hiện chung:
Trò chơi như sau: - Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc.
- Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho
đến bạn cuối hàng.
- Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình.
- Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại.
- Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
- Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 7 năm): Unit 8: Making arangements (Lesson: Speak):
- Để giới thiệu phần speak, giáo viên sẽ nói thầm một số điện thoại vào tai học sinh đứng đầu tiên, học sinh đó sẽ nói thầm vào tai bạn kế tiếp, cứ thế các học sinh khác tiếp tục nói thầm vào tai bạn tiếp theo, cho tới bạn cuối cùng.
Ví dụ: T: 0355468179
S1: 0355468179
S2: 0355468179
S3: ………………………………………………….
- Đội nào đọc được đúng số điện thoại ra trước sẽ là đội chiến thắng.
2. Relay games: (Trò chơi: Tiếp sức)
a) Các bước thực hiện chung:
- Đầu tiên giáo viên chia lớp làm hai đội.
- Đội trưởng của mỗi đội sẽ gắp thăm hoặc oản tù tì xem đội nào được bắt đầu trước.
- Giáo viên yêu cầu hai đội sẽ kể ra các từ liên quan đến chủ đề mà giáo viên đưa ra. Mỗi đội sẽ nói một từ, sau đó đến lượt đội kia.
- Cuộc thi sẽ kết thúc khi một trong hai đội không kể thêm được từ nào nữa, đội nói được từ cuối cùng sẽ là đội chiến thắng.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 3: People of Viet Nam (Lesson: Getting started- Warm up)
- Giáo viên yêu cầu hai đội sẽ kể tên các dân tộc của Việt Nam mà các em biết. Mỗi đội sẽ kể tên một dân tộc, sau đó đến lượt đội kia.
- Cuộc thi sẽ kết thúc khi một trong hai đội không kể tên được dân tộc nào nữa.
Ví dụ: Team 1: Kinh
Team 2: Tày
Team 1: …………………
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 7: Pollution (Lesson: Looking back and project – Exercise 2)
- Chủ đề của bài nói về sự ô nhiễm, để kiểm tra phần hiểu bài của học sinh, giáo viên yêu cầu mỗi đội sẽ lần lượt kể tên một loại ô nhiễm mà các em đã học.
- Với tiết “Looing back”, để kiểm tra được khả năng ghi nhớ cách viết từ của học sinh, giáo viên cũng có thể thay đổi cách thức chơi bằng cách yêu cầu các đội chạy lên bảng viết. Mỗi đội cử ra một em đứng ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh hai em sẽ cùng chạy lên bảng viết. Em thứ nhất viết xong sẽ cầm phấn chạy về đưa cho em thứ hai của đội mình lên viết tiếp. Cứ thế cho đến khi hết thời gian quy định (khoảng 2 phút).
- Hết thời gian, đội nào viết được nhiều từ đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ: Team A Team B
St1: air pollution St1: warter pollution
St2: noise pollution St2: visual pollution
St3: ………………………. St4: ……………………….
-> Bằng cách này tôi đã gây được sự hứng thú từ phía học sinh, các em biết cộng tác với nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và đặc biệt là các em có thể dễ dàng phân biệt được các từ liên quan tới chủ đề mà các em sẽ học hoặc đã học ở trong bài. Chính điều này sẽ giúp các em tự tin hơn và thoải mái hơn trong giờ học.
3. Find words for the picture: (Tìm từ cho tranh).
a) Các bước thực hiện chung:
Đầu tiên giáo viên sẽ dán hai hoặc ba bức tranh về chủ đề bài học lên bảng, rồi đặt câu hỏi cho từng bức tranh.
Sau đó giáo viên dán các từ cho trước liên quan đến các bức tranh về chủ đề bài học lên bảng nhưng không theo trật tự để yêu cầu học sinh sắp xếp. Giáo viên có thể lấy thêm các từ mà các em đã học ở các lớp trước để ôn lại các từ vựng luôn.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 7 năm) Unit 8: Country life and city life (Lesson: Getting started + Listen and read):
*Giáo viên có thể tổ chức hoạt động này cho lớp như sau:
- Giáo viên chuẩn bị hai bức tranh, một bức tranh có chủ đề về thành phố và một bức tranh về chủ đề nông thôn, cùng một số từ liên quan tới hai chủ đề này. Mỗi từ được cắt riêng và được dính sẵn vào bảng phụ, có thể bóc được. (Phần phụ lục 2)
- Giáo viên dán hai bức tranh và treo bảng phụ lên bảng.
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, và yêu cầu thành viên hai đội lần lượt lên chọn từ có sẵn trên bảng dán vào bên có bức tranh sao cho phù hợp với chủ đề được giao. Đội nào nhanh hơn và đúng nhiều từ hơn sẽ là đội chiến thắng.
4. Hot Seat (Chiếc ghế nóng)
a) Các bước thực hiện chung:
- Giáo viên chia học sinh của mình thành 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1
thành viên ngồi lên “Ghế nóng” và quay mặt về phía lớp, trong khi giáo viên viết một từ lên bảng.
- Nhiệm vụ của các thành viên trong đội đang ngồi phía bên dưới là phải cố gắng diễn tả sao cho đồng đội của mình biết đó là từ gì, mà không nói, đánh vần hay ra ký hiệu. Các thành viên trong từng đội chơi sẽ lần lượt thay phiên nhau để ngồi vào chiếc ghế nóng, đội nào đoán đúng được nhiều từ nhất thì sẽ chiến thắng. Trò chơi này cũng có thể áp dụng để dạy kĩ năng nói.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 1: Leisure activities.
(Lesson: Communication - Warm up).
- Để khởi động cho bài này với chủ đề là các hoạt động giải trí, giáo viên có thể đưa ra các từ, cụm từ nói về các hoạt động mọi người thường làm trong thời gian rảnh rỗi. Học sinh của mỗi đội sẽ phải dùng hành động để miêu tả các hoạt động cô giáo ghi trên bảng. Nếu thành viên trên ghế nóng của đội nào đoán được nhiều từ sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ: 1: swim.
2: play guitar
3:……………………..
5. Chain games: (Trò chơi theo chuỗi)
a) Các bước thực hiện chung:
- Chia lớp thành nhóm 5 – 7 em ngồi quay mặt lại với nhau.
- Giáo viên sẽ nói một câu về chủ đề bài học.
- Em học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên.
- Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác.
- Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một ý khác.
- Lần lượt chơi đến khi tất cả học sinh hoàn thành. Mỗi học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ trong 15 giây. Nếu học sinh nào không trả lời được thì sẽ bị loại và học sinh tiếp theo sẽ làm tiếp phần của học sinh bị loại đó.
- Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Học sinh thứ nhất sẽ phải nhắc lại toàn bộ câu nói của các bạn trong nhóm mình theo thứ tự.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 (Hệ 10 năm): Unit 7: Pollution (Lesson: A closer look 2- Production) ( Phần Phụ lục 3- Hình ảnh học sinh thực hành)
Ví dụ: St1: If each person plants a tree, there will be a lot of trees.
St2: If there are a lot of trees, the air will be cleaner.
St3: If the air is cleaner, ……………………………………..
6. “Face - to – face” games: (Trò chơi: Đối mặt)
a) Các bước thực hiện chung:
Mục đích của trò này là ôn lại các động từ bất quy tắc mà các em đã học. Giáo viên chọn 8 học sinh lên chơi trò chơi và đứng thành vòng tròn. Các em sẽ được bốc thăm thứ tự và bắt đầu chơi. Các em sẽ phải lần lượt đưa ra cặp động từ thường và động từ bất quy tắc của nó mà không được phép lặp lại. Ai không có câu trả lời hay trả lời lặp lại sẽ bị loại khỏi trò chơi. Em còn lại cuối cùng sẽ
dành chiến thắng.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
- Trò này có thể áp dụng cho
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 7 năm) Unit 4: Our past ( Lesson: Language forcus)
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 6: Folk Tales (Lesson: A closer look 2- Warm up)
- Với trò chơi này, giáo viên cũng có thể thay đổi bằng cách chơi theo cặp.
- Ví dụ khi dạy về thì hiện tại hoàn thành và câu bị động, giáo viên yêu cầu học sinh thứ nhất đưa ra một động từ nguyên mẫu, học sinh thứ hai sẽ phải nói dạng quá khứ và quá khứ phân từ của động từ đó. Sau đó đổi vai, cứ thế đến khi một trong hai người không đưa ra được đáp án hoặc đưa ra đáp án sai thì người kia sẽ thắng.
- Ví dụ: S1: get
S2: got - got/gotten
7. Conductive games: (Trò chơi: Truyền điện)
Trò chơi này giúp các em học sinh kiểm tra được vốn từ của mình và thay đổi không khí trong những giờ học tập căng thẳng.
a) Các bước thực hiện chung:
- Giáo viên cho cả lớp ngồi yên tại chỗ, giáo viên sẽ nêu luật chơi.
- Giáo viên sẽ gọi bắt đầu từ một em A xung phong nào đó đứng lên nói to một từ bằng tiếng Anh và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để ''truyền điện'', lúc này em B được chỉ định phải nói tiếp một từ, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào một bạn C bất kỳ nào đó để truyền điện tiếp tục.
- Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì sẽ bị thua và phải dừng cuộc chơi, bạn nào nói được từ cuối cùng là người chiến thắng.
* Lưu ý: Giáo viên phải phân biệt và phân tích từ loại cho học sinh đúng với bạn đầu tiên (có thể đó là danh từ, động từ hay tính từ,...) Trò chơi này không quá cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, cũng như tạo tinh thần phấn khởi, hào hứng cho học sinh trong giờ học.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 1: Leisure activities. (Lesson: Getting started- Warm up).
- Để khởi động cho bài này với chủ đề là các hoạt động giải trí, giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể tên các hoạt động mọi người thường làm trong thời gian rảnh rỗi.
Ví dụ: St1: playing football
St2: going shopping
St3:……………………..
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 7 năm) Unit 10: Recycling (Lesson: Getting started + Listen and read - Warm up).
- Để khởi động cho bài này với chủ đề là tái chế giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể tên các vật dụng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
Ví dụ: St1: papers
St2: plastic
St3: bottles
St4:……………………..
8. Guessing games: (Trò chơi : Đoán).
a) Các bước thực hiện chung:
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi.
- Giáo viên sẽ nói một từ hoặc một câu sử dụng cấu trúc câu đang luyện tập, hoặc miêu tả về một điều gì đó liên quan tới bài học.
- Học sinh sẽ nghe và đoán xem cô giáo đang miêu tả điều gì để đoán từ hoặc
câu của cô giáo. Giáo viên gọi lần lượt học sinh xung phong trả lời. Nếu lớp có học sinh đoán đúng thì yêu cầu học sinh đó đọc to câu hoặc từ cho cả lớp nghe.
- Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 (Hệ 7 năm): Unit 7: My neighbothood (Lesson: Read - Warm up).
- Give Ss the definitions and get Ss to find out the words as quickly as possible.
1. A place where you can buy everything ->Supermarket/ Shopping mall.
2. A place where you can buy vegetables and fruit. ->Grocery store
3. A place where you can buy books. ->Book store
4. A place where you can come to eat. ->Restaurant
5. A place where you can come to see the movies. -> Movie theater
6. A person who comes to the store and buys something. -> Customer.
9. Challenging games: (Trò chơi: Thách thức)
a) Các bước thực hiện chung:
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, sau đó đưa ra chủ điểm từ. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. Đội nào thách đấu được
nhiều số từ hơn thì được nói trước.
- Nếu nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì ghi được 10 điểm. Nếu nói sai một từ hoặc nói ra một từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần thách đấu thì sẽ thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia.
- Cuộc chơi lại tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi thời gian ấn định đã hết hoặc giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần kiểm tra. (Phần Phụ lục 4- Hình ảnh học sinh thực hành)
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm) : Unit 6: Folk tales.
(Lesson: Getting started – Warm up).
- Giáo viên chia lớp thành hai đội, sau đó đưa ra hai chủ điểm từ về Fable
(truyện ngụ ngôn); Legend (truyền thuyết); Fairy tale (truyện thần tiên) và Folk tale (truyện dân gian) và yêu cầu các đội thách đấu nhau kể tên các câu chuyện mà các em biết về bốn chủ đề trên (Học sinh có thể nói bằng Tiếng Việt, sau đó giáo viên sẽ giúp các em biết tên truyện bằng Tiếng Anh).
- Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn kể tên cũng như số lượng các câu chuyện theo chủ đề được thách đấu.
- Các đội có thể gắp thăm để giành quyền thách đấu trước
- Đội nào thách đấu được nhiều điểm hơn đội ý sẽ thắng
Ví dụ: Đội A: thách đấu đội B kể ra 5 câu truyện ngụ ngôn (Fable).
Đội B: 1. Rùa và thỏ. (The Tortoise and the Hare)
2. Con quạ tham lam. (The gready crow).
3. Ếch ngồi đáy giếng. (The Frog sitting on the bottom of the well)
4. Con cáo và con quạ. (The fog and the crow)
5. Con quạ thông minh. (The smart crow)
- Cứ tiếp tục như vây, các đội sẽ thách đố nhau lần lượt với các chủ điểm khác.
(Tuy nhiên phần này là phần khởi động nên giáo viên cần có giới hạn thời gian cho phù hợp với bài dạy).
10. Sentence arranging: (Sắp xếp câu)
a) Các bước thực hiện chung:
Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các tiết Language focus (sách Tiếng Anh Hệ 7 năm) hay tiết Looking back (sách Tiếng Anh Hệ 7 năm) hoặc các tiết ôn tập. Thời gian chơi từ 5 - 7 phút.
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ).
- Chia lớp thành hai nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh).
- Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi em một từ.
- Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ 30 giây), những học sinh này phải
đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh và đúng.
- Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm. Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
b) Cụ thể cho từng bài dạy
1- Tiếng Anh 8 ( Hệ 10 năm): Unit 1: Leisure activities. (Lesson: Looking back and project).
- Để củng cố phần ngữ pháp dạng “V+ Ving” học sinh đã được học trong bài với chủ đề là các hoạt động giải trí, giáo viên có thể đưa ra một số câu ở dạng
“V+ Ving” và cho học sinh chơi trò chơi “Sentence arranging” như trên.
Ví dụ:
|
|
|
| |||||||||
Tin mới nhấtVề chúng tôiTHÀNH TÍCH THỂ THAO NĂM HỌC 2020 - 2021VẬN DỤNG PHÉP QUY NẠP VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TRONG CHỨNG MINH MỘT SỐ DẠNG TOÁN THCSRÈN LUYỆN KHẢ NĂNG TƯ DUY LÔGIC CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA DẠY HỌC CHỨNG MINH TOÁN HỌCBÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING CÔNG NGHỆ 6Đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ phản hồi hoặc liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. |