Trường THCS Thượng Lâm

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN 8

05/11/2024

Chia sẻ

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN 8

                 

              ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC

TRƯỜNG THCS THƯỢNG LÂM

 

 

 

 
 
 

 

 

                                                                                               

 

 

 

 

 

 

       
  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 
   
 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS

QUA MÔN NGỮ VĂN 8

 

 

Lĩnh vực               : Ngữ văn

Cấp học                 : THCS

Tên tác giả            : Bùi Thị Ngân

Địa chỉ                   : Trường THCS Thượng Lâm

Chức vụ                : Giáo viên

      

 

 

 

 

 

 

NĂM HỌC 2019 -2020

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

š&›

 

                                     THCS: Trung học cơ sở

                                     KNS: Kỹ năng sống

                                     GDKNS: Giáo dục kỹ năng sống

 

 

MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………….……….………......…..1

I .ĐẶT VẤN ĐỀ.. 2

1. Lý do chọn đề tài. 2

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3

1.   Cơ sở sáng kiến. 3

1.1.   Cơ sở lí luận. 4

1.2. Cơ sở thực tiễn. 4

2. TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG SỐNG. 5

2.1 Kĩ năng sống là gì?. 5

2.2.Giáo dục kỹ năng sống là gì?. 5

2.3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống. 5

3. NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN 8. 6

3.1. Kỹ năng giao tiếp. 6

3.2. Kĩ năng tự nhận thức. 7

3.3. Kĩ năng xác định giá trị. 7

3.4. Kĩ năng ra quyết định. 8

3.5. Kĩ năng kiên định. 8

3.6. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng. 9

3.7. Kĩ năng đặt mục tiêu. 9

4. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN: 9

4.1. Đảm bảo tính khả thi: 9

4.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: 9

4.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động: 10

5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 8 KHI DẠY MÔN NGỮ VĂN: 10

5.1. Động não. 10

5.2. Phương pháp thảo luận nhóm. 11

6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 11

III.  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 12

PHỤ LỤC.. 13

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH. 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 14

 

 

I .ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài.

Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2019, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước. Đất nướcViệt Nam  của chúng ta đang bước vào thời kì mới - thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá - và trong thế kỉ này con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lớp thanh thiếu niên  hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Do đó giáo dục về kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THCS ngày càng trở nên quan trọng.

Từ năm học 2010 – 2011 trở lại đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức GDKNS cho học sinh trong nhà trường thông qua việc lồng ghép trong các môn học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vấn đề giáo dục KNS trong trường học còn hạn chế, tập trung chủ yếu thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục KNS ở cấp học phổ thông chủ yếu là phát  tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hiệu quả của việc GD KNS cho học sinh thực sự chưa cao.... và hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Không chỉ học sinh mà bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giáo dục các kĩ năng sống. Xét trên thực tế, theo tôi thấy đã có quá nhiều vụ việc đau lòng, đáng tiếc, bức xúc xảy ra với bộ phận học sinh, sinh viên, một phần là do các em thiếu kĩ năng sống. Ví dụ: chỉ vì hoảng sợ em bé chơi cùng gãy tay, cậu bé 14 tuổi treo cổ tử tự, chưa rời ghế nhà trường mà nhiều cô gái đã thành bà mẹ bất đắc dĩ, thi trượt đại học, nhiều em học sinh lâm vào cảnh trầm cảm, chán đời, nhiều học sinh vi phạm pháp luật.

Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và  học sinh bậc THCS nói riêng. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS qua  môn Ngữ văn lớp 8 nhằm giúp các em rèn luyện được một số kĩ năng sống vận dụng được những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tư duy tích cực và chủ động

sáng tạo cho học sinh.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Phương pháp áp dụng rèn luyện kỹ năng sống  cho học sinh THCS.

   * Phiếu khảo sát học sinh về việc sử dụng thường xuyên các kĩ năng sống đã học thông qua môn Ngữ văn  không ?( phần phụ lục)

* Kết quả khảo sát chất lượng trước khi thực hiện.

Tổng số học sinh tham gia khảo sát

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

40

SL

%

SL

%

SL

%

5

12 %

8

20 %

27

68 %

 

 

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1.Cơ sở sáng kiến

1.1.Cơ sở lí luận

       Một điều chắc chắn kĩ năng sống cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, cần thiết nhất chính là lứa tuổi học sinh (Nhất là học sinh tiểu học và THCS) vì các em đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ. Nhất là khi cuộc sống đang ngày càng nâng cao, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, các em được bao bọc, nâng niu, bảo vệ một cách tuyệt đối từ phía phụ huynh, gia đình. Điều này một phần nào đó làm các em trở nên thụ động, ỉ lại. Thêm nữa, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, của những chiếc điện thoại thông minh, một nút chạm có thể đưa các em đến các luồng thông tin hỗn tạp, tốt có, xấu có. Vậy đứng trước những vấn đề các em cần có kĩ năng sống, để phân biệt được đúng, sai, lựa chọn các luồng thông tin và tự giải quyết vấn đề của chính mình.

Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. Để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.

Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) qui định, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sống một cách trực tiếp, hay gián tiếp. Vì thế công tác vận dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết,  thông qua các hoạt động cũng như các hình thức giáo dục mà các kỹ năng sống của học sinh sẽ được hình thành và phát triển.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được

môn Ngữ văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách , vừa hình thành tâm hồn . Thêm nữa, có lẽ môn văn có chút thuận lợi hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh so với các môn học khác, bản thân tôi nhận thấy rằng một giờ học văn không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương mà còn là một giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn kĩ năng sống, thậm chí việc tưởng như rất đơn giản là một lời chào, một câu cảm thán, một câu nói lễ phép cungc ẩn chứa trong đó kĩ năng sống. Nói cách khác môn văn dạy các em nói không với vô cảm, có thể chảy nước mắt, đau cùng, khóc cùng một số phận bi thương. Đó là nhiệm vụ “Dạy người” mà đặc chưng phân môn may mắn nắm giữ.

2. TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG SỐNG.

2.1 Kĩ năng sống là gì?

- Kỹ năng sống: là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

2.2.Giáo dục kỹ năng sống là gì?

- Giáo dục kỹ năng sống: là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi.

2.3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống.

Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống.Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hóa, xã hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực.   Nâng cao lòng tự tin.Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển kỹ năng tự điều chỉnh.Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể.Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả.Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người.Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người.Rèn luyện cách tự kềm chế bản thân và năng lực ứng phó đối với trạng thái căng

 thẳng (stress).

Vì vậy mục tiêu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục cho học sinh bậc

THCS là:

Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.

Tạo điều kiện cho các em nhận bết được sự lạm dụng về tình cảm và cách xử trí với những vấn đề này.

Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong cộng đồng.

Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.

3. NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN 8

3.1. Kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân trong nhóm với tập thể đông đảo hơn, kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn.

Kỹ năng này nhằm giúp:

- Thiết lập tình bạn: Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè để chia sẻ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà mình quan tâm. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, nhưng thanh thiếu niên cần phải nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào, phải thiết lập và phát triển ra sao để cả hai bên cùng có lợi, tránh những hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy, trộm cắp, cờ bạc…

- Sự cảm thông: Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi các em phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành vi của chính bản thân họ gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chính mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng cho họ bằng sự chia sẻ với họ hơn là lên án hoặc coi khinh họ.

- Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè:  Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ và việc làm sai trái của bạn bè.

- Giải quyết xung đột không dùng bạo lực: Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là cần thiết xong kỹ năng giải quyết xung đột trên cơ sở xây dựng. Kỹ năng này giúp cá nhân giải quyết tình huống của bản thân hoặc

giúp người khác hiểu và giải quyết xung đột không dùng bạo lực.

- Giao tiếp hiệu quả: Một trong những kỹ năng sống quan trọng là kỹ

năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người ta giao tiếp với nhau ra sao.

Áp dụng dạy học sinh cách giao tiếp đạt hiệu quả cao qua các tiết học: Nói giảm, nói tránh từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, trợ từ thán từ, tình thái từ, câu cầu khiến, câu cảm thán…. ; sự cảm thông với sự bất hạnh của các nhân vật như: Lão Hạc (Lão Hạc), Chị Dậu (Tức nước vỡ bờ) , cô bé bán diêm (cô bé bán diêm)…

3.2. Kĩ năng tự nhận thức

Kĩ năng tự nhận thức giúp hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình các mối quan hệ xã hội cũng như những đặc điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giáo dục hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác. Mỗi học sinh cần nhận thức và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc, cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, mặt mạnh và mặt yếu. Đồng thời các em phải hiểu về các nguy cơ và các yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ cũng như hiểu về các yếu tố mang tính bảo vệ

Kĩ năng này nhằm giúp: các em biết nhận thức và thể hiện được bản thân, đồng thời có thể đánh giá được mặt tốt, mặt chưa tốt của bản thân.

Áp dụng dạy học sinh cách nhận thức qua việc dạy văn bản: “Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”.

3.3. Kĩ năng xác định giá trị.

Giá trị là thái độ niềm tin, chính kiến và cách suy nghĩ của bản thân mình và điều mà mình cho là quan trọng. Trong đó, có cả những suy nghĩ chủ quan, thành kiến của bản thân. Xác định giá trị là hiểu rõ những thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ đó. Xác định giá trị cũng khắc phục thái độ phân biệt đối xử.

Kĩ năng này nhằm giúp:

- Rõ giá trị là niềm tin, chính kiến, thái độ định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người.

- Thấy rõ được giá trị, niềm tin và định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người.

- Ý nghĩa của việc hình thành kĩ năng này cho bản thân là biết tôn trọng người khác.

- Biết phân tích lợi, hại, được mất của một hành vi cá nhân muốn thực hiện.

Ví dụ: Khi dạy văn bản “Lão Hạc”

Khi Lão Hạc kể cho ông giáo về việc băn khoăn có bán cậu vàng hay không thì ông giáo rất dửng dưng. Ông cho rằng chỉ là một con chó có gì mà tiếc, ông chỉ tiếc mấy quyển sách vì hoàn cảnh mà ông phải bán đi. Rõ ràng cách định nghĩa về giá trị của hai nhân vật khác nhau vá au nhiều lần ngộ nhận ông giáo đã không còn tiếc mấy quyển sách của mình như trước nữa, chỉ thương cho lão Hạc. Từ đó, giáo viện giáo dục học sinh không cỉ tôn trọng giá trị của bản thân mà còn phải tôm trọng, chấp nhận giá trị của người khác.

Hay văn bản “Chiếc lá cuối cùng” xác định giá trị của bản thân, sống phải có trách nhiệm với bản thân và với những người yêu thương mình.

Áp dụng dạy học sinh cách xác định giá trị của bản thân qua việc dạy văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” “Đập đá ở Côn Lôn”.

3.4. Kĩ năng ra quyết định.

Trong cuộc sống mỗi ngày một người có thể phải ra nhiều quyết định.

Tùy theo tình huống xảy ra, người ta phải lựa chọn để ra một quyết định nhưng đồng thời cũng phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn của mình. Do đó cần phải cân nhắc thận trọng trước khi quyết định, lường trước được những hậu quả của nó.

Kĩ năng này nhằm giúp học sinh:

- Luyện kĩ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc cái hại, cái lợi của từng giải pháp để cuối cùng có được quyết định đúng đắn.

- Nắm được các bước ra quyết định.

- Thực hành được kĩ năng ra quyết định.

Áp dụng dạy học sinh trong tất cả các bài tiếng việt và tập làm văn sử dụng cách dùng từ, dùng câu phù hợp với thực tế giao tiếp của bản thân.

3.5. Kĩ năng kiên định.

Là kĩ năng thực hiện được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực.

VD: Một bạn gái lớp 8 quyết tâm từ chối sự tán tỉnh của bạn trai cùng lớp hoặc một em bé thuyết phục mẹ để được đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.

Kĩ năng kiên định nhằm giúp: Biết rõ bạn muốn gì và cần gì, có thể nói

 lên điều mình muốn và cần, tin rằng mình có giá trị,cố gắng và có quyết tâm để

lo cho nhu cầu và sự an toàn của mình.

Áp dụng dạy học sinh kĩ năng kiên định  qua phân tích nhân vật dạy văn bản “Ngắm trăng”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, qua khát vọng tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú”,…

3.6. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.

Cảm xúc là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép đó buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên sự căng thẳng có có sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa nổi nếu thiếu kĩ năng ứng phó.

Kĩ năng này nhằm giúp: Biết được một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng.Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong tình huống căng thẳng.

Áp dụng dạy học sinh kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng  qua phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, chú bé Hồng khi dạy văn bản “Trong lòng mẹ”, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhớ Rừng”…

3.7. Kĩ năng đặt mục tiêu.

    Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế). Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành.Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.

Kĩ năng này giúp: Xác định được những yêu cầu có khi đặt mục tiêu nào đó, thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.

Áp dụng dạy học sinh kĩ năng kiên định qua phân tích nhân vật khi dạy văn bản“Đi đường” “Đi bộ ngao du”, “Khi con tú hú”, “Đạp đá ở Côn Lôn”…

4. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN:

4.1. Đảm bảo tính khả thi:

Việc thiết kế các giáo án cần có sự   lựa chọn các phương pháp/ hình thức tổ chức hoạt động phù hợp. Không sa đà vào GDKNS mà bỏ qua các bước cần thiết của một tiết học văn.

 Giáo viên có thể vận dụng lồng ghép các câu hỏi, phần bình văn vào các tiết học để   tạo cho học sinh cảm giác thích thú khi tham gia. 

4.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:

 Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.

 Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán sự lớp (Các nhóm trưởng, bàn trưởng)  đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động. 

4.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.

- Nắm thật chắc nội dung cần lồng ghép GDKNS. Từ đó, giáo viên cụ thể hóa thành nội dung của từng tiết học.

- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của từng tiết, từng bài.  Khi lồng ghép GDKNS trong khi dạy học môn Ngữ văn, giáo viên cần chú ý:

+ Xác định được mục tiêu lồng ghép một cách rõ ràng.

+ Có nội dung, câu hỏi lồng ghép cụ thể.

+ Các nội dung lồng ghép GDKNS cũng phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.

+ Giúp học sinh thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham gia. 

5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 8 KHI DẠY MÔN NGỮ VĂN:

5.1. Động não

5.1.1. Đặc tính

Động não là một kĩ thuật nhằm giúp cho học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề đó.

5.1.2. Cách sử dụng:

- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cho cả lớp hoặc trưởng nhóm.

- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.

- Tổng hợp ý kiến của học sinh hỏi xem còn thắc mắc hay bổ xung gì không.

5.1.3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng:

- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào.

Xong đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của

người học.

- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay một câu thật ngắn.Tất cả mọi ý kiến đều được hoan nghênh, chấp thuận mà không cần phê phán nhận định đúng sai. Cuối giờ thảo luận nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của mọi người.

VD: Các câu hỏi động não như:        

-  Nếu phải đưa ra một ý kiến góp vào các biện pháp giảm thiểu bao bì, túi ni lông em sẽ đưa ý kiến gì? (Khi dạy bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000”)

5.2. Phương pháp thảo luận nhóm.

5.2.1. Đặc tính.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi người tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng nhu giải quyết một vấn đề nào đó.

5.2.2. Lợi ích.

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức và kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề một cách hợp lí.

5.2.3. Cách tiến hành.

- Giáo viên giới thiệu câu hỏi thảo luận,nêu ra các câu hỏi có liên quan đến bài học, cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến, có thể cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép (vị trí này nên luân phiên mọi người cùng làm).

VD: Các câu hỏi thảo luận như:

- Làm thế nào để có thể ngăn chặn bùng nổ dân số? (khi dạy bài : “ bài toán dân số”)

- Nếu rơi vào hoàn cảnh khốn cùng như Giôn - xi, em sẽ xử lí như thế nào? (Khi dạy văn bản: “Chiếc lá cuối cùng”)       

6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

             Với việc giáo dục KNS cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp 8 mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy từ đầu năm học vừa qua, tôi nhận thấy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, … đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh.

* Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện.

Tổng số học sinh tham gia khảo sát

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

40

SL

%

SL

%

SL

%

15

37 %

23

57 %

2

6 %

III.  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

* Với học sinh:

- Học sinh tiếp cận giờ học một cách chủ động, hứng thú hơn, có liên hệ trực tiếp cuộc sống.

* Với bản thân:

Tôi tự thấy một số phương pháp trên rất hữu ích cho học sinh trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách và bản lĩnh.

Căn cứ vào bảng số liệu trước và sau khi thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, tôi thấy kết quả học sinh sử dụng thường xuyên các kĩ năng sống đã tăng nhanh từ 12% lên 37%, học sinh chưa bao giờ sử dụng đã giảm nhiều từ 68% xuống 6% đây là một kết quả rất khả quan.

Tôi hy vọng các học sinh sẽ sử dụng các kĩ năng sống một cách chính xác, thường xuyên hơn để áp dụng vào thực tế cuộc sống.

* Với đồng nghiệp:

Đối với các đồng nghiệp cùng dạy môn Ngữ văn tôi hy vọng đề tài của mình góp phần nhỏ bé vào phương pháp dạy học môn Ngữ văn để giờ học thêm thực tế, hấp dẫ với học sinh.

  • Đánh giá lợi ích thu được

Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, học sinh có thể vừa tiếp xúc với nền văn hóa tiến bộ, vừa có thể tiếp xúc với những luồng văn hóa độc hại. Vì vậy việc giáo dục cho các em các kỹ năng sống về ý thức biết ơn và giữ gìn nguồn gốc gia đình và quê hương, ý thức tự lập và định hướng cho con đường tương lai của các em sau này là vô cùng quan trọng. Nếu GV có thể linh hoạt lựa chọn phương pháp, lựa chọn nội dung kỹ năng sống cần giáo dục cho HS thì hiệu quả tích hợp sẽ rất cao.

Với  kinh nghiệm  giáo dục  KNS cho học sinh  qua bộ môn Ngữ văn 8 , sau khi vận dụng  SKKN vào thực tế giảng dạy tôi  thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.

Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn 8. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giáo dục KNS trong trường học nói chung và trong môn học Ngữ văn  nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.

 

Thượng lâm ngày 5/1/2020

Người thực hiện

 

Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                                

 

 

 

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH.

Về việc sử dụng các kĩ năng sống

Câu 1: Bạn có quan tâm tới việc làm thế nào để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn không?

a.  Rất quan tâm                b. Quan tâm

       c. Ít quan tâm                     d. Không quan tâm.

Câu 3: Bạn có sử dụng thường xuyên các kĩ năng sống đã học thông qua môn Ngữ văn  không ?

a. Thường xuyên               b. Thỉnh thoảng              c. Chưa bao giờ

Câu 4: Bạn thấy sử dụng các kĩ năng sống đó có giúp bạn giải quyết tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống không ?

a.  Có                                b.Không     

Câu 5: Theo bạn giáo viên có nên áp dụng cách kết hợp dạy kĩ năng sống vào các giờ học Ngữ văn không ?

a.  Có                                b. Không

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chúng tôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS (Tài liệu dùng cho giáo viên THCS)-NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

         2.Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống-  NXB Đại học sư phạm.

         3.Phương pháp giáo dục giá trị kĩ năng sống -   NXB Đại học sư phạm.

         4.Ngữ văn 8 SGV,SGK tập 1,tập 2- NXB Giáo dục.

         5.Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao THCS- NXB Hà Nội.

         6.Một số kiến thức- kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8.