MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
05/11/2024
Chia sẻ
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
MỤC LỤC | 1 |
Danh mục các từ đã viết tắt | 2 |
I. PHẦN MỞ ĐẦU | 3 |
1. Lí do chọn đề tài | 3 |
2. Mục đích, dối tượng nghiên cứu | 4 |
3. Nội dung, ý nghĩa của việc nghiên cứu | 4 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 4 |
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài | 4 |
II. PHẦN NỘI DUNG | 5 |
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài | 5 |
1.1. Cơ sở lí luận | 5 |
1.2. Cơ sở thực tiễn | 6 |
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian nghiên cứu | 7 |
2.1. Phương pháp nghiên cứu | 7 |
2.2. Thời gian tiến hành | 7 |
3. Mô tả phân tích cụ thể các giải pháp | 7 |
3.1. Yêu cầu của một học sinh giỏi | 7 |
3.2. Cách chọn học sinh giỏi | 8 |
3.3. Yêu cầu một bài Lịch sử đạt hiệu quả | 9 |
4. Xây dựng chương trình giảng dạy | 10 |
5. Tiến hành bồi dưỡng | 10 |
5.1. Cung cấp kiến thức | 10 |
5.2. Rèn luyện kĩ năng | 11 |
6. Khả năng áp dụng | 15 |
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ | 18 |
1. Kết luận chung | 18 |
2. Khuyến nghị | 18 |
Phụ lục | 19 |
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO | 25 |
DANH MỤC CÁC TỪ ĐÃ VIẾT TẮT
STT | Các từ được viết tắt | Nôi dung |
1 | THCS | Trung học cơ sở |
2 | SGK | Sách giáo khoa |
3 | HSG | Học sinh giỏi |
4 | VN | Việt Nam |
5 | BCHTW | Ban chấp hành Trung ương |
6 | CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
7 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
8 | TBCN | Tư bản chủ nghĩa |
9 | CNH-HĐH | Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa |
10 | ASEAN | Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á |
11 | EU | Liên minh châu Âu |
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
&
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tìm hiểu "chiến lược phát triển con người", Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hoá trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, mục tiêu “Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời giúp chúng ta thành công trong phát triển đất nước.
Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường Trung học cơ sở hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường Trung học cơ sở công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được chú trọng, song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt như mong muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Không ít học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế.
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS, học sinh của trường phần lớn là con em nông dân, đời sống kinh tế còn khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin.
Băn khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Những năm gần đây trường luôn có học sinh đạt giải cao môn lịch sử cấp huyện và cấp thành phố.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THCS”.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở, đặc biệt là việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi cho học sinh lớp 9, để lấy đối tượng tham gia bồi dưỡng và dự thi học sinh giỏi cấp thành phố hàng năm.
3. Nội dung, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những hạt giống tốt cho tương lai của đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và vị thế, uy tín của giáo viên và nhà trường. Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng tài năng tương lai cho quê hương, đất nước.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được), để góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của huyện dự thi cấp thành phố mỗi năm.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trường ở Trung học cơ sở trên địa bàn huyện thuộc thành phố Hà Nội.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận:
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, “cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”(theo nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười) .
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì. C. Mác- một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí đúng của bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh tham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử. Vậy Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình Trung học cơ sở học sinh được tìm hiểu sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc…
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu Lịch sử cho học sinh.
* Về tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, tự hào về những thành tựu văn hóa, văn minh mà tổ tiên ta và loài người đã đạt được
- Trân trọng, ghi nhớ, biết ơn công lao của tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã ra sức xây dựng và bảo vệ đất nước để có được cuộc sống hiện nay.
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài tập, thực hành...
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, khái quát, tổng hợp ...
- Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn của cuộc sống.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày.
1.2. Cơ sở thực tiễn
*Thuận lợi:
- Trong hệ thống các môn học ở trường Trung học cơ sở, trong đó có môn lịch sử cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, giáo dưỡng học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng cho học sinh tiếp tục ở những bậc học tiếp theo.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường và sự quan tâm của đa số các bậc phụ huynh và học sinh.
- Thầy, cô giáo cùng bộ môn ở các trường trong huyện đều nhiệt tình tích cực, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, chuyên đề, thao giảng, sử dụng công nghệ thông tin…góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
- Được một số học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn lịch sử, tham gia ôn tập dự thi học sinh giỏi cấp huyện.
* Khó khăn:
- Quan niệm xã hội về vị trí môn lịch sử là môn phụ.
- Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh và cả giáo viên.
- Học sinh chưa giành thời gian thường xuyên cho việc học môn tập bộ môn lịch sử.
- Khối lượng kiến thức môn lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một số giáo viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chưa mạnh dạn để học sinh tự tìm hiểu một phần kiến thức nào đó trong bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thông thường học sinh ít chịu đọc sách giáo khoa và câu hỏi ở sách giáo khoa trước, để có chủ động tìm hiểu trước và tiếp thu bài mới, dẫn đến tính hợp tác của học sinh không cao. Kỹ năng thảo luận nhóm ở học sinh chưa cao - nhất là tính hợp tác.
- Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở hiện nay như trên, nên giáo viên khó phát hiện và lựa chọn được đối tượng học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Hơn nữa dạy môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông thiếu nhiều trang thiết bị như: tranh ảnh, bản đồ… Mặt khác, việc dạy môn Lịch sử đôi khi bị giới hạn về thời gian tiết học/đơn vị bài nên khi chú trọng dạy cho học sinh hứng thú thì lại không hết chương trình so với quy định.
- Để học sinh yêu thích môn Lịch sử, hứng thú học Lịch sử và tham gia học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi đạt hiệu quả, tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tư liệu, phát huy tác dụng của đồ dùng học tập,…
* Đánh giá cơ sở thực tiễn:
Căn cứ vào chất lượng bộ môn và kết quả học sinh giỏi môn Lịch sử cấp huyện hàng năm, tôi nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
- Song vẫn còn một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự tâm huyết, chưa thực sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nên khi được phân công bồi dưỡng không đạt hiệu quả hoặc hiệu quả không cao.
- Học sinh rất hứng thú học môn Lịch sử khi giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng và biết phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, việc nghiên cứu và những đề xuất của đề tài là hiệu quả, thiết thực, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ môn lịch sử.
2. Các phương pháp tiến hành, thời gian nghiên cứu.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu các sách giáo trình lịch sử và những tư liệu có liên quan phục vụ cho việc giảng dạy môn Lịch sử để biên soạn giáo án bồi dưỡng cho học sinh giỏi.
Qua các kênh thông tin, qua chương trình dạy học, qua chương trình tập huấn thay sách, chương trình bồi dưỡng thương xuyên, qua cách ra đề thi học sinh giỏi những năm gần đây…, tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét trong cấu tạo đề kiểm tra, đề thi đại học, cao đẳng – đặc biệt là đề thi học sinh giỏi.
2.2. Thời gian tiến hành
Qua 10 năm học (2006-2007 đến năm học 2015-2016) đảm nhận việc dạy bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của ở Trung học cơ sở, tôi đúc kết được những kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi đã rút ra được cần phải (chọn sát đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện …).
3. Mô tả, phân tích cụ thể các giải pháp:
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Làm rõ lý luận và thực trạng trong công tác dạy - học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
- Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở .
MÔ TẢ GIẢI PHÁP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Yêu cầu chung:
3.1 Yêu cầu một học sinh giỏi
- Nhiều người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lòng nhưng thật ra muốn học giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các nội dung Lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện, mốc thời gian, ghi nhớ có sự liên kết. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng.
- Là học sinh giỏi Lịch sử không phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải có khả năng lập luận, thông minh, trí nhớ tốt. Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích Sử học.
- Học sinh giỏi Lịch sử không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viên giao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được kiến thức.
- Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tayđể ghi chép những nội dung quan trọng. Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian truy tìm, khi cần thiết.
- Học sinh không những nắm được những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, biết khái quát nội dung chương trình hay thắc mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ.
- Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹp bao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc, nhất là đối với các môn khoa học Xã hội. Đây là một công việc khó khăn, học sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết (có sự sửa chữa của giáo viên kịp thời).
Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm Lịch sử có hệ thống, logic,…
3.2. Cách chọn học sinh giỏi.
- Lâu nay tôi thường chọn học sinh giỏi theo quy trình: Tuyển chọn đội tuyển vào cuối mỗi năm học để bồi dưỡng, động viên trong thời gian hè. Vào đầu mỗi năm học mới tiếp tục chọn lần hai và tăng cường bồi dưỡng để tham gia ôn tập dự thi cấp huyện. Việc chuyển chọn như vậy tôi thấy hiệu quả. Mặt khác đối với bộ môn Lịch sử tôi thấy việc tuyển lựa rất khó, do học sinh cứ xem thường môn học cho đó là môn học phụ. Nên giáo viên dạy môn lịch sử phải lựa chọn đối tượng sau cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các môn học tự nhiên. Vì có kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các công thức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài. Còn các môn học ít tiết như Lịch sử, Địa lí cần học bài dài và nhiều nên phần đông các em rất chán.
- Kết hợp khi dạy trên lớp tôi thường ra đề kiểm tra theo hướng mở hoặc đưa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyến khích học sinh có sự đầu tư, sáng tạo khi trả lời trước tập thể lớp hay viết trong làm bài và thưởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo yêu cầu và có sáng tạo.
- Tôi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử. Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý những bài học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luận logic, kết hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt.
- Trong những năm gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào đội tuyển của trường, qua các bài kiểm tra phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Lịch sử tôi trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, vinh dự khi đạt giải môn thi cấp huyện, cấp thành phố - đó là sự ghi nhận sự cố gắng và kết quả mà các em đã đạt được.
- Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thông minh và làm việc siêng năng. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn Toán, Ngữ văn, vì môn Lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logic và kết hợp những kiến thức văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sự khô khan nhàm chán gây được thiện cảm cho người đọc.
- Với cách lựa chọn như trên, trong 3 năm gần đây trường có số lượng học sinh giỏi môn Lịch sử đạt giải cấp huyện và cấp thành phố khá cao so với giai đoạn trước đó. Cụ thể :
Năm học 2014 – 2015 có: 2/2 HS đạt giải, trong đó có 01 giải Nhì cấp huyện. 01 HS đạt giải KK cấp thành phố.
Năm học 2015- 2016 có: 2/2 đạt giải (trong đó có 01 đạt giải Nhì, 01 em đạt giải Ba cấp huyện và dự thi cấp thành phố đạt 01 giải Ba, 01 giải KK).
Năm học 2016- 2017 có 2/2 HS đạt giải (01 giải Nhì, 01 KK cấp huyện và dự thi cấp thành phố đạt 1 giải Ba và 01 giải KK). (xem BẢNG 1, 2).
Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Lịch sử từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôi việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm – vào đầu mỗi năm học mới; tổ chức bồi dưỡng phải thường xuyên, không nhất thiết phải ôn thi vào các buổi bồi dưỡng mà ở các tiết học, các môn học các em cần phải quan tâm, được uốn nắn và phát hiện kịp thời.
3.3. Yêu cầu một bài Lịch sử đạt hiệu quả.
- Phải biết suy luận: Bài làm môn Lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết rườm rà, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Học sinh phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài.
- Không được phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng. Môn Lịch sử là một môn học tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ.
Ví dụ không được nhớ nhầm “Mặt trận dân tộc thống nhất” thành “Mặt trận thống nhất dân tộc”. Không được viết lẫn lộn giữa những chữ “đấu tranh”,“chiến đấu”, “khởi nghĩa”…
- Một bài viết Lịch sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phải tái hiện được sự kiện, hiện trượng, vấn đề lịch sử.
4. Xây dựng chương trình giảng dạy
Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá- giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để đưa các em đi dự thi. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Đây là công việc quan trọng đầu tiên sau khi thành lập đội tuyển. Tôi xây dựng chương trình – kế hoạch bồi dưỡng theo tiến trình phát triển của Lịch sử gồm 2 phần như sau:
1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Lịch sử thế giới hiện đại (Từ 1945 đến nay)
2) PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
- Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918.
- Lịch sử Việt Nam từ 1919- 1954:
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954).
* Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập lịch sử (chú trọng bài tập nâng cao) để luyện tập cho mỗi phần dạy. (xem thêm ở phần phụ lục)
Ngoài ra, tôi tập trung biên soạn các chuyên đề nâng cao trong chương trình để bổ sung kiến thức cho học sinh khi bồi dưỡng như: chuyên đề về phong trào công nhân; chuyên đề về Nguyễn Ái Quốc, chuyên đề Đảng cộng sản Việt Nam,...
5. Tiến hành bồi dưỡng
5.1. Cung cấp kiến thức
Yêu cầu kiến thức trong chương trình lịch sử ở trường Trung học cơ sở chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, nên nội dung bài giảng trong sách giáo khoa đều nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam theo diện rộng, chưa đi vào chiều sâu. Đối với học sinh giỏi yêu cầu phải hiểu biết sâu sắc và toàn diện. Các em phải nắm chắc bản chất các sự kiện, hiện