Trường THCS Thượng Lâm

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT MÔN TOÁN

05/11/2024

Chia sẻ

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT MÔN TOÁN

MỤC LỤC

TH                      Mục

 

Trang

A.Đặt vấn đề

I

Lý do chọn đề tài

1

II

Mục đích nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu

2

III

Đối tượng phạm vi nghiên cứu, kế hoạch

3

IV

Đối tượng khảo sát thực nghiệm

3

B.Giải quyết vấn đề

I

Cơ sở lí luận

4

II

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4

III

Các giải pháp

4

IV

Kết quả thực nghiệm

15

C.Kết luận và kiến nghị

I

Kết luận

17

II

Đề xuất khuyến nghị

18

Tài liệu tham khảo

19

Danh mục chữ cái viết tắt

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.Về lý luận.

        Yêu cầu của công tác giảng dạy đó là trang bị cho học sinh kiến thức và xây dựng, hoàn thiện các phẩm chất đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh hay khả năng tiếp thu nhanh hay chậm của mỗi học sinh khác nhau sau một thời gian tạo ra các đối tượng học sinh là: khá-giỏi, trung bình, yếu kém.Mỗi đối tượng học sinh lại cần những phương pháp giáo dục riêng đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng cho mình cách thức giáo dục thích hợp. Ở đề tài này, tôi sẽ đề cập đến cách học sinh yếu kém môn toán    

     Học sinh yếu kém về toán là những học sinh có kết quả về môn toán  thường xuyên dưới mức trung bình. Đối với diện học sinh này, giáo viên thường gặp rất nhiều khó khăn do càng là học sinh yếu kém thường lại là các học sinh cá biệt, vì một thời gian lâu dần các em chưa thể xây dựng cho mình phương pháp học tập thích hợp, dẫn đến tình trạng chán học , lười học. Do đó việc giúp đỡ  lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác.

Về mặt lý luận, người thầy phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí, cũng như năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh yếu kém ,để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong học toán của học sinh.

2. Thực tiễn.

        Cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán, việc giúp đỡ học sinh yếu kém phải được tiến hành ngay cả trong những tiết dạy học đồng loạt bằng các biện pháp phân hoá nội tại thích hợp.

            Tuy nhiên, trong thực tế dạy học việc nâng cao hiệu suất giờ lên lớp để giúp đỡ học sinh yếu kém người thầy vẫn cần có sự giúp đỡ tách riêng đối với nhóm học sinh yếu kém (thực hiện chủ yếu ngoài giờ chính khoá).

             Lứa tuổi học sinh lớp 7 là khoảng thời gian mà học sinh có những biến đổi tâm lí rõ nét, các em đã mạnh dạn hơn trong các mối quan hệ bạn bè, có nhu cầu trong việc tìm hiểu thế giới bên ngoài,nếu bài học không thú vị, khó hiểu hoặc không phù hợp với trình độ rất dễ gây nên tình trạng chán học,lười học dẫn đến đạt kết quả kém trong học tập.

  Trên địa bàn  mà trường tôi trực thuộc, học sinh đa số là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái học tập chưa cao, ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học. Sự quan tâm kèm cặp con cái của phụ huynh còn hạn chế, hơn nữa hoàn cảnh gia đình  một số em do làm ăn không chăm lo con cái , thường không ở nhà kèm cặp. Ý thức học tập của một số em chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn yếu vì thế  hầu hết các em sợ học môn toán.

3.Tính cấp thiết

       Trong quá trình giảng dạy đối tượng học sinh yếu kém là một trong những đối tượng thường hay gặp phải, đòi hỏi người thầy phải có những bước đi thích hợp nhanh chóng nhằm khắc phục những thiếu sót về mặt kiến thức, cũng như xây dựng cho học sinh phương pháp học tập ngay từ đầu năm để tránh xảy ra vấn đề bị tụt hậu về mặt kiến thức.

          Học sinh yếu kém môn toán ở khối lớp 7 thường gặp phải các vấn đề cơ bản là thiếu kĩ năng tính toán,kĩ năng vẽ hình và suy luận vấn đề một cách logic dẫn đến không thể giải các bài toán thuộc kiến thức chuẩn của bộ môn và bài kiểm tra đạt điểm thấp . 

          Trong việc áp dụng các biện pháp giáo dục,người thầy phải dựa trên sự phát triển của tâm sinh lí và lứa tuổi cũng như kiến thức chuẩn kĩ năng mà bộ giáo dục đã ban hành,cùng với hoàn cảnh thực tiễn địa phương và gia đình.

4.Lý do về mặt năng lực nghiên cứu:

         Qua quá trình giảng dạy, gặp nhiều đối tượng học sinh có những trình độ năng lực khác nhau. Tôi nhận thấy rằng,  học sinh yếu kém là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều giáo viên hay lúng túng hoặc có nhiều giáo viên đưa ra một số phương pháp giáo dục song kết quả thu được chưa đáp ứng được mong muốn.

Là một giáo viên  cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn khi tiếp xúc với bộ môn toán thời còn đi học. Tôi rất hiểu và thông cảm trước những khó khăn của các em. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn toán.Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS  và qua thực tế dạy học tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp bước đầu đã đem lại thành công nhất định. Vì thế tôi chọn đề tài: "giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán ”.

II. MỤC ĐÍCH- NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Mục đích:

Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì mong muốn tìm được một phương pháp tối ưu nhất, để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống những phương pháp khoa học, nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng  bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn toán, đáp ứng những yêu cầu về  đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.

2. Nhiệm vụ.

2.1. Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định đối tượng học sinh yếu kém.

2.2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự yếu kém môn toán ở học sinh.

2.3. Phân loại đối tượng học sinh từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp và lập kế hoạch  khắc phục hiện trạng yếu kém đó.

2.4. Thực hiện kế hoạch khắc phục yếu kém trong học sinh về môn toán.

2.5. Đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối tượng học sinh yếu kém toán.

3. Phương pháp.

Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm.

III. PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU-KẾ HOẠCH

Kiến thức môn toán bậc THCS như đã trình bày đóng vai trò nền tảng. Vì thế khắc phục tình trạng yếu kém môn toán ở bậc THCS là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân giáo viên dạy toán nào.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung đi sâu vào phương pháp dạy học toán cho học sinh yếu, kém thuộc lớp 7A của trường tôi đang công tác vào các giờ học luyện tập, tự chọn, các buổi học phụ kém, các giờ học ngoại khóa…..Các bài toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính vừa sức đối với các em.

Thời gian nghiên cứu là bắt đầu ngay từ khi tiếp nhận lớp ngay từ đầu năm học đến khi kết thúc năm học 2016-2017. Nghiên cứu trong một năm học

IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:

 Học sinh  lớp 7A mà tôi đang giảng dạy.

Qua việc nghiên cứu và thực tế giảng dạy cho thấy việc thực hiện  đề tài  thu được những kết quả khả quan. Chất lượng môn Toán  được nâng lên rõ rệt thể hiện qua sổ điểm. Hơn nữa chất lượng học sinh khá cũng tăng lên. Học sinh tỏ ra quan tâm yêu thích học toán hơn trước đây.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận

      Như đã đề cập ở trên học sinh yếu kém môn toán là học sinh có kết quả học tập môn toán thấp thể hiện qua sổ điểm, học bạ môn toán

      Lứa tuổi THCS là lứa tuổi có bước chuyển biến tâm lý lớn trong đời người, các em có nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, bản chất của hiện tượng mà các em gặp phải, những kiến thức cần và đủ để áp dụng vào cuộc sống đối với môn toán đó là kĩ năng tính toán, suy diễn logic,trí tưởng tượng , khả năng giải quyết vấn dề đây là vấn đề đã được đề cấp rất nhiều trong các sách về giáo dục, tâm lí.

     Việc giáo dục và đào tạo học sinh là toàn diện. Người thầy không chỉ giáo dục học sinh về mặt kiến thức mà còn xây dựng cho các em phương pháp chiếm lĩnh lĩnh hội tri thức đồng thời hoàn thiện nhân cách,giúp các em hiểu biết về thế giới bên ngoài và bước vào cuộc sống với sự chuẩn bị tốt nhất.

     Học sinh được chia làm 3 đối tượng chủ yếu : khá-giỏi, trung bình, yếu_ kém. Việc phân chia như vậy dựa vào năng lực, kết quả học tập của học sinh, người thầy có thể có những phương pháp giáo dục cho từng đối tượng thích hợp.

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

      Kết quả tìm hiểu vấn đề thông qua kết quả học tập lớp dưới, kiểm tra khảo sát đầu năm tôi cho làm thấy phần lớn học sinh lớp 7A ở diện yếu kém, số học sinh khá trung bình thấp: 60% học sinh thuộc diện yếu kém, chỉ có không đến 40% học sinh ở mức trung bình và khá, không có học sinh giỏi. Đây là vấn đề đáng báo động thúc đẩy tôi nghiên cứu vấn đề này.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém.

Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm mà tôi cho, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học thông qua kiểm tra bài cũ. Qua đó giúp tôi nắm được những  đối tượng học sinh yếu kém và những  ''lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm gọi là nhóm '' Tương đồng về kiến thức”. Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế  hoạch khắc phục.

2. Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân

Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh học yếu đó là:

2.1 Học sinh có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng do:

* Nguyên nhân khách quan:

- Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế.

- Do học sinh bị ảnh hưởng hoàn cảnh gia đình dẫn đến chán nản học tập.

-Do diễn biến tâm lí tuổi mới lớn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Kiến thức bị hổng do học sinh lười học, phụ huynh thiếu quan tâm kèm cặp.

2.2 Do khả năng tiếp thu chậm.

2.3 Do thiếu phương pháp học tập phù hợp.

2.4 Do giáo viên chưa thật sự tìm ra phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng.

3. Lập kế hoạch  thực hiện (Xác định thời gian nội dung chương trình)

4. Thực hiện các biện pháp  khắc phục yếu, kém.

4.1. Trước hết, tôi chú trọng khắc phục các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tinh thần trách nhiệm của một người thầy giáo bộ môn toán.

4.1.1. Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn :

- Ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng học tập. Ngoài các buổi đến lớp các em phải làm phụ giúp kinh tế gia đình ảnh hưởng đến  thời gian để học tập. Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm  đã có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có thể miễn giảm cho các em một phần nào các khoản đóng góp có thể được, giảm bớt gánh nặng về sự thiếu thốn vật chất cho các em. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên nói chuyện tâm sự với các em để động viên , khích lệ tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn để vươn tới thành công trong học tập.

4.1.2. Với đối tượng học sinh gặp sự cố bất thường về tinh thần.

- Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa, hay những trường hợp có những cú sốc về tình cảm trong gia đình mà các em bị ảnh hưởng, có một  số em phải ở với ông bà bị thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ...Thông qua học sinh và phụ huynh tôi  thường xuyên trò chuyện thân mật riêng với các em , động viên an ủi để các em có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, góp phần nào giúp các em trở lại trạng thái cân bằng về  tình  cảm và tập trung vào việc học tốt hơn.

4.1.3Đối với đối tượng nguyên nhân do diễn biến tâm lí:

  - Độ tuổi học lớp 7 là lứa tuổi có những biến động tâm lí , ở tuổi này các em đã có một thời gian học cùng nhau , làm quen với nhau , với các thầy cô giáo trong nhà trường đồng thời đã có sự phân biệt nam nữ trong các mối quan hệ.Vì vậy, tôi phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ uốn nắn các em,giúp các em xây dựng tinh thần trong sáng phù hợp với lứa tuổi,tập trung vào học tập.  

4.1.4 Với đối tượng học sinh yếu kém do lười học.

         -Tôi trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt tốt, xấu và sự liên quan đến tương lai của các em. Về mặt chuyên môn, tôi tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài về nhà, trong các giờ học tôi khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và  hứng thú  học tập hơn.

4.1.5.Với đối tượng học sinh chưa xây dựng được phương pháp học tập thích hợp,tiếp thu chậm.

Trong khi dạy học tôi thường xuyên lồng ghép cách tiếp cận kiến thức, cách suy luận, tìm hiểu đề bài từ đó đưa ra phương pháp giải bài tập làm toán,đồng thời giải đáp thắc mắc của học sinh,hướng dẫn học sinh xây dựng phương pháp học tập phù hợp với khả năng của mình.

Sau khi tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần trong học sinh thì việc tiếp theo đóng vai trò quan trọng và quyết định. Đó chính là thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm giúp các học sinh yếu kém có điều kiện về mặt kiến thức để theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt.

Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy kiến thức mới trong điều kiện nền tảng kiến thức cũ rất yếu kém của học sinh. Đây là một nỗi niềm trăn trở day dứt hàng ngày gặm nhấm trái tim nghề nghiệp của tôi, thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đỡ các em.Và tôi đã thay đổi cách  nghĩ  và  cách  làm trong công tác giảng dạy để giúp đỡ các em yếu, kém học tốt môn toán hơn qua các biện pháp cụ thể sau:

4.2. Khắc phục các yếu tố chủ quan:

4.2.1 Trước hết cần đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp.

Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi  những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh. Đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu hẳn tiền đề này. Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề dảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả.

Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng tri thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua SGK, SGV, chuẩn chương trình ...

Sau đó, phân tích mức độ,năng lực  tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở trình độ  nào (qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra, ...)

Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi học ngoài giờ chính khoá.

Chẳng hạn:

Ví dụ 1:

Khi dạy bài cộng trừ số hữu tỉ, để học sinh học tốt bài này thì các em buộc phải nắm được các kiến thức, kỹ năng liên quan  như  đổi số thập phân ra phân số, qui đồng mẫu các phân số, qui tắc cộng, trừ phân số, qui tắc “chuyển vế”, qui tắc “dấu ngoặc”. Trong hoạt động đó học sinh được ôn lại các kiến thức tương ứng trong tập hợp số nguyên như cộng, trừ số nguyên... thông qua hệ thống  câu hỏi và bài tập như sau:

Bài tập1:   Đổi các số thập phân sau ra phân số:

                                   0,6     v à    2,25

        HS:        ;      

Bài tập2:       Tính :  

Hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số?

 Muốn thực hiện phép cộng trên trước hết ta phải làm gì?

        (HS: Phải qui đồng mẫu các phân số)

                    

Hỏi: Tiếp theo cộng như thế nào?

        (HS: Tử cộng tử, giữ nguyên mẫu)

               

Hỏi: Nhắc lại cách cộng hai số nguyên?

       (HS: Nêu cách cộng hai số nguyên và tiến hành cộng)

                

Bài tập 3:        Tìm x, biết:   a)  

Hỏi: Vai trò của x trong phép toán trên?

       Vậy muốn tìm x ta làm thế nào?

Hoặc giáo viên có thể gợi ý cách 2 về quy tác chuyển vế

GV: Hãy nhắc lại qui tắc chuyển vế trong Z

       (HS: Nhắc lại qui tắc chuyển vế trong Z)

GV: Tương tự trong Q ta cũng có qui tắc chuyển vế

       (HS: Vận dụng qui tắc chuyển vế và thực hiện bài toán

              (Theo qui tắc chuyển vế)

            x                       

 Vậy:   

Tiếp đó tôi đưa ra thêm 1 ví dụ nữa nhằm hướng dẫn, luyện tập cho các em cách làm bài ( hướng dẫn thật chi tiết)

      b)     ( tương tự câu a áp dụng quy tắc chuyển vế)

  

                    

Sau khi làm các bài tập co bản trên có thể tiến hành hướng dẫn làm các bài tập nâng cao hơn nữa cho học sinh :

     Bài tập có thêm hệ số :

   

 GV :  thứ tự thực hiện phép tính trong dãy tính toán ?

       (nhấn mạnh yếu tố tìm kết quả của phép tính 2x)

 Sau khi học sinh làm thành thạo có thể nâng cao hơn khi cho các dạng bài tập tìm x:

Khi ra đề bài cần đảm bảo tính vừa sức kết hợp vừa có tính nâng cao để học sinh phải chủ động suy nghĩ, đảm bảo tính đa dạng tổng quát vận dụng nhiều kiến thức trong bài tập, ra bài tập vừa đủ không quá nhiều gây tâm lí e ngại khi làm bài.

-Như vậy trong buổi phụ đạo học sinh đã nắm được những kiến thức tiền đề của bài mới. Đảm bảo trình độ xuất phát cho tiết học chính khoá giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng  thú  hơn, phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. Hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt.   

Cụ thể :

          Trong bài học mới  khi đưa  ra yêu cầu  thực hiện phép tính

                            -+  2,25.                      

Chỉ với gợi  ý  nhỏ: Mọi số hữu tỉ đều có thể viết được dưới dạng phân số  với  a,b  Z, b  0. Là học sinh phát hiện được hướng giải quyết vấn đề nhờ bài học phụ đạo đã nắm vững.

  • Khi dạy các em sử dụng tính chất của phép cộng và phép nhân số hữu tỉ rất khó khăn trong việc ghi nhớ cách sử dụng các tính chất( giao hoán , kết hợp , phép nhân phân phối phép cộng ) một cách linh hoạt, do  thói quen tính toán đơn giản của các em ở lớp dưới.Vì vậy, để có thể giúp các em nắm chắc kiến thức này ngoài việc nhắc lại kiến thức đã được học ở lớp dưới và lợi ích của việc áp dụng tính chất vào tính toán, tôi chú ý tái hiện lại các bước tiếp cận kiến thức ở các buổi học phụ đạo cũng như buổi học chính khóa , các tiết học rèn luyện bài tập.Công việc này phải được áp dụng thường xuyên, lâu dài nhằm khắc sâu ghi nhớ kiến thức cho các em ; đồng thời đưa ra các bài tập áp dụng để củng cố hay lồng ghép vào các dạng bài tập liên quan, . Các bài tập này được đưa ra theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Sau đây là một số dạng bài tập và cách thức tôi đưa ra vấn đề cho học sinh :

      *Rèn luyện tính chất giao hoán kết hợp :

     Ví dụ : Tính

Với các phép tính và số lượng thành phần ít trong phép tính giúp học sinh dễ dàng nhận ra cách thay đổi vị trí các hạng tử, để hực hiện phép tính một cách đơn giản và nhanh nhất.Sau ki thành thạo hơn ta có thể dưa ra các bài tập đòi hỏi tư duy nhiều hơn. Chẳng hạn :

 

Bài tập :a)

              b)

     Đối với tính chất phép nhân phân phối phép cộng: đây là một tính chất khó học sinh rất hay thường nhầm lẫn hoặc lung túng khi được yêu cầu áp dụng vào tính toán

Ví dụ : thực hiện phép tính một cách hợp lí

            

Học sinh thường mắc sai lầm khi tính toán như sau :

     

Vì vậy cần nhấn mạnh tính xuất hiện giữa các hạng tử

 Ví dụ 2:

      Trước khi dạy khái niệm "đường trung trực của đoạn thẳng" giáo viên cần cho học sinh ôn tập lại các kiến thức, kỹ năng cũ như trung điểm của đoạn thẳng, cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng , vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng cho trước qua một điểm cho trước đã được học ở lớp 6, rèn kỹ năng cho học sinh sử dụng thước và ê ke thành thạo thông qua các bài tập sau:

Bài tập 1

 Điền vào chỗ (...) trong phát biểu sau để có định nghĩa đúng.

          "Trung đểm của đoạn thẳng AB là ..."

Bài tập 2

          Vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm. Vẽ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài tập 3

    Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Qua M vẽ đường thẳng xy vông góc với đoạn thẳng AB.

    Như vậy khi học sinh đã nắm được khái niệm và kỹ năng nói trên thì việc tiếp thu bài mới không  mấy khó khăn.

    Trong  thực hiện việc tạo tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý:

     * Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một.

* Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống.

* Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức.

    Sau khi kiến thức lớp dưới đã  được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần nhau hơn, tiếp thu bài mới  tốt  hơn, yêu thích học môn toán hơn.

    Ngoài ra do việc bố trí kiến thức,  lúc bình thường các em chủ yếu làm bài tập chỉ áp dụng một hay hai đơn vị kiến thức, cho nên khi gặp những bài toán yêu cầu kết hợp nhiều đơn vị kiến thức học sinh thường cảm thấy lúng túng, không biết bắt đầu trình bày từ đâu, như thế nào cái nao nói trước cái nào nói sau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của mình tôi thường xuyên đưa ra các bài tập ở dạng tổng hợp, hướng dẫn học sinh cách trình bày logic theo thứ tự thích hợp.

4.2.2. Thực hiện biện pháp lấp "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng cho học sinh

     Qua tìm hiểu thực tế cho thấy:  Kiến thức có nhiều "lỗ hổng" là một "bệnh " phổ biến của học sinh yếu kém toán. Vai trò của việc đảm bảo trình độ xuất phát là cần thiết nhưng chỉ để phục vụ cho nội dung sắp học . Còn việc lấp lỗ hổng về kiến thức kỹ năng là nhiệm vụ cần thiết nhưng mang tính tổng quát không  phụ thuộc ý đồ chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào sắp tới.

    Trong quá trình dạy học người thầy cần quan tâm phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng của học sinh. Tìm ra những "lỗ hổng" điển hình đối với học sinh yếu kém mà ở trên lớp vì điều kiện thời gian chưa khắc phục được để có kế hoạch tiếp tục giúp đỡ.

        Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy ở học sinh yếu kém toán lớp 7 thường bị hổng kiến thức ở những mặt sau

*Đại số:        

          -Phần tập hợp số nguyên, các kỹ năng như thực hiện các phép tính trên số nguyên, quy đồng mẫu các phân số.... ở số học nguyên nhân của nó rất đơn giản ,và thường gây bất ngờ với rất nhiều giáo viên đó là các em phụ thuộc quá nhiều vào viêc sử dụng máy tính, dẫn đến khi tính toán rất hay nhầm lẫn sai xót. Tóm lại các em thiếu kỹ năng tính toán.

            - Nguyên nhân thứ hai là các em thiếu năng trình bày lời giải dẫn đến khi trình bày lời giải chưa logic hoặc khi trình bày lời giải do trình bày vắn tắt dẫn đến sai xót do chủ quan.

Ví dụ : khi thực hiện phép tính:

                      (sai do tính toán và trình bày vắn tắt mà chưa thành thạo trong tính toán)

     Hoặc

                 

ở đây học sinh ra đến kết luận bài toán nhưng lại không thực hiện nốt phép tính, bài toán là minh chứng cho việc học sinh chủ quan,cẩu thả trong khi làm bài.

*Hình học:      

       - Học sinh thường vẽ hình theo diễn đạt còn kém. các khái niệm về trung điểm của đoạn thẳng,tia phân giác của góc còn chưa nắm vững...thiếu kĩ năng vẽ hình

       - Chưa biết sử dụng kí hiệu toán học để thay thế lời nói trong khi giải bài tập hình

       Bởi thế tôi tập trung thời gian và sức lực cho việc bù đắp những lỗ hổng này cho các nhóm học sinh vào các buổi học phụ kém và cả giao bài về nhà.a

 Ở các buổi học phụ kém, tôi đã hệ thống hoá những kiến thức, kỹ năng còn hổng cho học sinh và đặc biệt chú ý đến hệ thống các bài tập chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần bù đắp.

Chẳng hạn:

-Với nhóm học sinh yếu về kỹ năng cộng trừ số nguyên thì một mặt ở giờ học phụ kém tôi giúp các em nhớ lại cách thực hiện đồng thời cho các em thực hành nhiều lần với bài tập đơn giản vừa sức để các em mau chóng lấy lại được kiến thức và kỹ năng cơ bản. Mặt khác tôi giao bài tập về nhà và phân công học sinh khá kiểm tra giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho nhóm.

Ở các nhóm khác tôi cũng tiến hành tương tự.

-Ngoài ra trong quá trình dạy học,tôi thường xuyên nhắc lại,phát vấn các kiến thức cũ liên quan đến bài học đây là một trong những phương pháp  rất hay để bù đắp những lỗ hổng kiến thức của các em.tuy nhiên,người thầy cần chú ý khi áp dụng phương pháp này một cách hợp lí tránh lan man, không vào trọng tâm bài học, thiếu thời gian cho nội dung chính.

Ngoài ra, thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập của học sinh tôi đã cố gắng tập cho học sinh có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự mình lấp những "lỗ hổng" đó.

4.3 Giúp học sinh yếu kém luyện tập đảm bảo vừa sức

        Đối với học sinh yếu kém, thầy giáo nên đặt quan điểm đảm bảo tính vững chắc của kiến thức lên hàng đầu. Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp với học sinh yếu kém, vì vậy nhóm này cần nhiều thời gian luyện tập hơn.

        Trước hết phải làm cho các em hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? yêu cầu cái gì?

Nếu học sinh không hiểu đề bài thì không thể tiếp tục quá trình giải toán để đưa lại kết quả đúng được. Do đó giáo viên cần dành nhiều thì giờ giúp các em vượt qua được vấp váp đầu tiên này.

    Để rèn một kiến thức hay kỹ năng nào đó thì số lượng bài tập cùng mức độ cùng thể loại đối với các em yếu kém cần nhiều hơn bình thường, cùng mức độ . Do đó giáo viên cần chú ý gia tăng  số lượng bài tập cùng thể loại . Ngoài ra các bài tập phải được phân bậc với mức độ gần nhau (phân bậc mịn)

   Cụ thể:

        Khi dạy bài : "Cộng, trừ số hữu tỉ ". Phần bài tập về nhà cho đối  tượng  học  sinh yếu,  kém tôi ra các dạng như sau:

Bài 1:  Tính

     a)          ;           

     b)            ;       

Bài 2:  Tính

      a)           ;     

     b)        ;     

  Bài 3:  Tìm x, biết

      a)               ;     

      b)