Trường THCS Thượng Lâm

ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 6”

05/11/2024

Chia sẻ

ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 6”

 

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

Trang 1

I. Lời mở đầu.

Trang 1

II. Lý do chọn đề tài.

Trang 1

III. Mục đích nghiên cứu.

Trang 3

IV. Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu của đề tài,

Trang 5

B. PHẦN NỘI DUNG.

Trang 6

I. Cơ sở lí luận

Trang 6

II. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

Trang 6

III. Một số phương pháp “Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6”.

Trang 7

IV. Những điều cần lưu ý.

Trang 21

VI. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 21

C. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ.

Trang 23

I. Bài học kinh nghiệm.

Trang 23

II. Kết luận.

Trang 24

III.Khuyến nghị.

Trang 24

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I. LỜI MỞ ĐẦU.

         Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách  giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương  pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh hoạt của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.

       Ngày nay môn Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đã chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới.Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực.Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài "Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6” này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

        1. Lí do về mặt lí luận.       

        Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.

          Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và  hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu

 giảng dạy. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời điểm thích hợp giữa tiết học sẽ khiến học sinh hứng thú  học hơn.

   Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.

    2. Lí do về mặt thực tiễn. 

      Tất cả các trò chơi ngôn ngữ đều có một mục đích hướng tới, trò chơi ngôn ngữ giúp người học có thể tham gia hoạt động cùng với người khác và cùng giải quyết những vấn đề mà mình đưa ra, mở rộng ngôn ngữ và rèn luyện kỉ năng nghe nói. Trong giờ học giáo viên đưa ra các trò chơi ngôn ngữ, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận, nêu ra chính kiến của mình khuyến khích động viên được những em yếu, kém. Trong phần này giáo viên áp dụng phương pháp "Delayed correction" nên học sinh không tỏ ra lúng túng khi mắc lỗi. Không khí lớp học sôi nổi hơn, vốn từ vựng không những được củng cố mà còn được mở

rộng ra rất nhiều khi các em thực hành.

3. Lí do về tính cấp thiết.

       Hiện nay việc học Tiếng anh được phổ biến rộng rãi khắp nơi. Nhưng làm thế nào để học tốt Tiếng anh. Về cơ bản mục tiêu dạy học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng có sự thay đổi. Chương trình và sách giáo khoa trung học cơ sở với mục đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về Tiếng anh thực hành hiện đại, có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ

giao tiếp, đồng thời hình thành các kỹ năng và phát triển tư duy.

4. Về khả năng nghiên cứu:

        Sau một vài năm ứng dụng trò chơi ngôn ngữ vào giảng dạy, tôi nhận thấy ứng dụng trò chơi ngôn ngữ  vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực học tập trong học sinh đồng thời phát huy khả năng nói Tiếng Anh cho học sinh. Trong quá trình ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy tôi đã rút ra được một số nhận xét chung cũng như bài học kinh nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy của mình. 

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

           Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy.

       Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường.