Trường THCS Thượng Lâm

Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn năm học 2017-2018 lớp 9

05/11/2024

Chia sẻ

Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn năm học 2017-2018 lớp 9

Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn năm học 2017-2018 lớp 9

 

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

        Môn: Ngữ văn 9

                                            Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

                      Đề bài gồm 02 trang

I. Trắc nghiệm (3 điểm). 

Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

 Câu 1.  Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) được sáng tác vào năm nào?

A. 1957    

B. 1958

C. 1959

D. 1960

Câu 2. Bài thơ “ Bếp lửa” ( Bằng Việt) được in trong tập thơ nào?

  1. Hương cây - Bếp lửa                                 C. Vầng trăng quầng lửa
  2. Lửa thiêng                                                 D. Đầu súng trăng treo

Câu 3. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, được tác giả Phạm Tiến Duật viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú đường luật                     C. Tự do
  2. Ngũ ngôn                                                  D. Bảy chữ

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (trích Đồng chí – Chính Hữu).

  1. Nhân hóa                                                   C. Nói quá
  2. Ẩn dụ                                                         D. Hoán dụ

Câu 5. Ai là tác giả truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?

     A. Nguyễn Du                               B. Nguyễn Thành Long

     C. Nguyễn Dữ                               D. Nguyễn Quang Sáng

Câu 6. Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần làm gì?

      A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

B. Thay đổi từ vựng xưng hô.

      C. Lược bỏ tình thái từ.

D. Cả ba cách trên.

II. Tự luận  (7 điểm)

       Câu 1. (1điểm)

Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ sau và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?

“Trăng cứ tròn vành vạnh…”

                                     (“Ánh trăng” - Nguyễn Duy)

Câu 2. (1điểm

Mạch cảm xúc bài thơ “Ánh trăng” được thể hiện theo trình tự nào? Chỉ ra cụ thể của mạch cảm xúc ấy?

Câu 3. (1,5điểm)

Xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng” là hình ảnh Vầng trăng, nhưng đến hai dòng thơ cuối tác giả lại dùng hình ảnh ánh trăng mà không nhắc lại vầng trăng. Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4. (3,5điểm)

 Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của tác giả. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một câu ghép. (Gạch chân và chú thích dưới những câu đó).

 

----------------------------- Hết ------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN 9

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C

A,D

B

D

 

II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu

Yêu cầu  kiến thức

Điểm

Câu 1.

1 điểm

 

   - Học sinh chép chính xác những câu thơ 

0.5

   - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ “Ánh trăng” ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - Ba năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

0.5

Câu 2

1 điểm

    - Mạch cảm xúc bài thơ “Ánh trăng” kể theo trình tự thời gian.

0.5

    - Theo trình tự: Từ quá khứ đến hiện tại, gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người.

0.5

Câu 3

1,5 điểm

    - Trong hai dòng thơ cuối tác giả thay từ “vầng trăng” bằng từ “ánh trăng” vì:

- “Ánh trăng” cũng như “Vầng trăng” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ, cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống, cho sự bao dung, nghiêm khắc của nghĩa tình.

1

  - Không chỉ có vậy, “Ánh trăng” còn có sức tỏa sáng không gian, rọi sáng tâm hồn, trăng giúp con người biết giật mình trước sự đổi thay, sự lãng quên đáng trách của chính mình.

0,5

Câu 4

3,5 điểm

*Yêu cầu hình thức:

     Viết đúng hình thức một đoạn văn theo kiểu lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp.

0.5

* Yêu cầu về nội dung:

Thân đoạn cần  đảm bảo các ý sau:

- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:

+ “Trăng tròn vành vạnh”: Nguyên vẹn, không thay đổi. Tượng trưng cho tình cảm tròn đầy vẹn nguyên của nghĩa tình, bao dung, nhân hậu.

+ Trăng im phăng phắc: Chỉ sự nghiêm khắc, nhắc nhở, trách móc trong im lặng.

 

 

 

 

0,5

 

0,5

- Con người: “Giật mình” tự nhận ra sự vô tình bạc bẽo của mình, nhắc nhở bản thân không quên quá khứ nghĩa tình.

1

- Có sử dụng một câu bị động và gạch chân

0.5

- Có sử dụng  một câu ghép và gạch chân

0.5

* Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi câu, dung lượng không thừa, không thiếu quá 1 câu

( Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm)