Đối tác
qctraiqctrai2qctrai3qctrai4
slide 7slide 8slide 9slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide 1020slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide3slide4 slide5slide 6
Sáng kiến kinh nghiệm

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬTTÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC CHỦ  NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬTTÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

 

 
 
 

 

 

                                                                                             

 

 
 
 

 

 

 

                                             

 

 

 

 

 

 

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC

 CHỦ  NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT

 TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ

 

 

Lĩnh vực: Quản Lý

Cấp : THCS

 

 

 

 

 

                                                                           

 

 

 

 

                                           NĂM HỌC :2016 - 2017

 

 

MỤC LỤC

                                                   

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài 3

II. Mục đích nghiên cứu.. 4

III. Đối tượng nghiên cứu.. 4

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.. 4

V. Kế hoạch nghiên cứu- phạm vi nghiên cứu.. 5

VI. Phương pháp nghiên cứu.. 5

 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở khoa học. 5

1.1. Cơ sở lí luận: 5

1.2.Cơ sở thực tiễn : 6

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.. 6

2.1. Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng  hiện nay   6

2.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các trường THCS hiện nay.. 7

2.3. Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các    biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS……………………………..  8

III. Đề xuất các biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. 9

Biện pháp 1: 9

Biện pháp 2: . 10

Biện pháp 3: . 12

Biện pháp 4: 21

Biện pháp 5: 22

Biện pháp 6: 22

IV. KẾT QUẢ... 25

1. Phạm vi áp dụng. 25

2. Kết quả. 25

         PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận.. 26

1.  Ý nghĩa của SKKN đối với công việc quản lí nhà trường. 26

2. Những bài học kinh nghiệm. 28

3. Hướng tiếp tục nghiên cứu và đề xuất. 29

II. Khuyến nghị 29

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

 

THCS

Trung học cơ sở

GV

Giáo viên

H/S

Học sinh

GD

Giáo dục

KLTC

Kỷ luật tích cực

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

BGH

Ban giám hiệu

BCH

Ban chấp hành

TW

Trung ương

CMHS

Cha mẹ học sinh

 

 

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

 

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nhà trường THCS công tác chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng  trong việc xây dựng và duy trì nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đồng thời công tác chủ nhiệm còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh (HS). Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên (GV). Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lý lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. Vì thế, đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt là các thầy cô giáo đang đứng trực tiếp đứng lớp.

Giáo dục kỷ luật tích cực(KLTC) là  giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn luyện. Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, được khích lệ, động viên, khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai, chính vì vậy giáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉ đạo đổi mới thực hiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác  chủ nhiệm lớp.

Để đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp  bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực , Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch thực hiện sự đổi mới, bồi dưỡng năng lực và kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các nội dung triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đảm bảo sự thành công  đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung

Thực tiễn nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác quản lí nhà trường, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiên cần có nhiều biện pháp để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu hoạt động công tác quản lí nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh, hạn chế những nhược điểm của giáo viên trong trường nói chung và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nói  riêng, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về  “Nâng cao hiệu quả quản lý về chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

          Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Những biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp  bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS.

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lí luận của việc quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS.

- Thực trạng quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực  ở trường THCS.

- Đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp  bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS, nhằm nâng cao kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU –PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Kế hoạch nghiên cứu :

- Năm học : 2014 – 2015 thảo luận, nghiên cứu lý thuyết ,khảo sát  hoàn thành các biểu mẫu điều tra ,xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm.

- Năm học : 2015- 2016  tiến hành điều tra ,sử lý số liệu và áp dụng vào thực tế

- Năn học : 2017 – 2017 điều chỉnh lại và hoàn thành  tháng 4/2017.

5.2. Phạm vi nghiên cứu:  Trường THCS X.

SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

 

TT

NĂM HỌC

SỐ VỤ VI PHẠM CỦA HS

SỐ HS BỊ KỶ LUẬT

1

2014 – 2015

15

17

 

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM:

NĂM HỌC

SL

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

2014 – 2015

 

268

 

200

 

74,63

 

57

 

21,27

 

11

 

4,1

 

0

 

0

 

         

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC:

NĂM HỌC

SL

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014 – 2015

 

268

55

20,51

125

46,64

80

29,85

8

2,98

0

0

 

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lí giáo dục( Điều lệ trường THCS và trường PT có nhiều cấp học. Luật giáo dục 2005, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, các giáo trình quản lý giáo dục..) nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS.

3. Phương pháp toán học thống kê

 

 

 

 

 

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC

 CHỦ  NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ

 

I. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1. Cơ sở lí luận:

Theo luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điểm 1 của điều 27 nêu rõ : “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết TWII của BCH TW Đảng Khóa VIII và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”   trường THCS đã tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp  bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

1.2.Cơ sở thực tiễn :

Thực tế cho thấy những năm gần đây, đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng đã quan tâm đến vấn đề dạy chữ đi đôi với dạy người, các thầy cô giáo luôn giữ vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, coi trọng yếu tố giáo dục “ Lấy nhân cách để dạy nhân cách” xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh và sự mong mỏi của xã hội. Song đâu đó trong xã hội vẫn có một số giáo viên có thói quen giáo dục HS bằng cách trừng phạt thân thể: tát HS , bắt HS đi quanh sân đeo bảng kê tội trước ngực, dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt HS quỳ gối, ngậm giẻ và  hoặc dùng đòn roi….Còn có GV trừng phạt về tinh thần bằng cách xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của HS như : La mắng, xa lánh…

Có nhiều GV tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những HS cá biệt, khó bảo, nên đã sử dụng bạo lực. Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí là biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đến tinh thần của HS. HS phát triển thái độ thù nghịch, về lâu dài các em trở nên chai lì với đòn roi, hung tợn và hiếu thắng.

Để khắc phục tình trạng này và đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo trường THCS chúng tôi đã tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng  hiện nay

          Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn… được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật.

Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá 'khô cứng' đối với một số học sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.

Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ...) . Đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch thậm chí có những biểu hiện vô lễ với các thầy cô giáo.

Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm ….

2.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các trường THCS hiện nay

Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền thống theo kiểu 'trừng phạt'. Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên.

 Hình thức giáo dục bằng kỷ luật tích cực đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thay thế bằng các hình thức kỷ luật trừng phạt, song thói quen sử dụng trừng phạt đã in sâu trong nếp nghĩ cách làm của GV, mặt khác, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, đánh giá thi đua của nhà trường, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày...  tức giận, căng thẳng có thể làm GV có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại, không phải ai cũng có khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng như thế.

Công tác quản lí, chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đã được các nhà trường triển khai trong thời gian 3 năm học gần đây song cũng chưa thật sự có hiệu quả, chưa có những biện pháp quản lí cụ thể để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ giáo viên và có những tác động tích cực đến học sinh.

Chính vì vậy, kỷ luật trừng phạt học sinh vẫn xảy ra đâu đó trong một số trường học và xã hội rât quan tâm mong chờ vào các hình thức kỷ luật tích cực trong học đường để xây dựng môi trường học đường thực sự trở thành môi trường thân thiện.

2.3. Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS  X.

          Nhà trường đã quan tâm chú trọng đổi mới, trước tiên từ đội ngũ giáo viên, đã chú trọng tập huấn nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

          Tổ chức hội thảo về các phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên chủ nhiệm lớp được học hỏi và được trang bị các phương pháp mới từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giải pháp mới trong cống tác tác quản lý lớp của mình.

Tuy nhiên nhiều gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, để con cái tự ở một mình hoặc gửi người thân, vì thế  các em thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình, dẫn đến các em có biểu hiện chậm tiến về học tập và rèn luyện đạo đức. Học sinh nhà trường đặc tính nhút nhát e rè khi tham gia hoạt động của trường lớp, ngại chia sẻ với GV, hành động tự phát dẫn đến các em mắc khuyết điểm,

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cực áp dụng các phương pháp mới trong quản lí lớp học, nhưng cũng có một số giáo viên, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, bế tắc, bất lực với học sinh chưa ngoan, thường xử lý theo lối truyền thống chủ yếu là trừng phạt học sinh từ đó làm cho mối quan hệ ứng xử giữa thầy và trò chưa được thân thiện, chưa thu được hiệu quả giáo dục.

BGH nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, song cũng chưa có kế hoạch, nội dung đổi mới cụ thể, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt chưa có những động viên, khen thưởng kịp thời, dẫn đến hiệu quả đổi mới công tác chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế bất cập. Chính vì lẽ đó tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý về công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS” nhằm nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh nhà trường.

III. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM LỚP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp  điều kiện thực tế của nhà trường.

1.Mục tiêu:

 Xây dựng kế hoạch giúp cho BGH nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện sự đổi mới, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

          Giúp GV và H/S xác định được mục tiêu cần đạt, biện pháp tiến hành, thời gian và phương thức  thực hiện .

2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

          Bước 1:Trang bị cho cán bộ giáo viên nhà trường những kiến thức cơ bản về đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

          Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, khổi trưởng các khối 6,7,8,9, nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp,  xây dựng kế hoạch  cho từng  khối, lớp.

          Thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch, thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra.

          Tập huấn cho giáo viên, cán bộ chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện để thực hiện kế hoạch.

          Bước 2: Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm ( có thể chỉ đạo ở một lớp của một khối)

          Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong toàn trường.

          Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quả của sự đổi mới, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

          Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất, vì nó giúp nhà quản lí tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.

Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

1. Mục tiêu

Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo, Thấy rõ được những hậu quả từ việc sử dụng các hình thức trừng phạt học sinh và lợi ích từ các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, từ đó thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỷ luật tích cực.

2. Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thấy được lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, cung cấp tài liệu, sách báo tham khảo cho  giáo viên. Xây dựng các cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực từ đó GV chủ động thay đổi nếp nghĩ, cách làm và chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi .

Tổ chức hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, thông qua hội nghị tập huấn chúng tôi đã truyền tải đến đội ngũ giáo viên những điều căn bản của “Luật giáo dục”, “Điều lệ trường THCS” “Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học cơ sở” và các văn bản hướng dẫn của ngành, về nhiệm vụ năm học, về định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng,  để mọi thành viên trong trường đều nắm được trách nhiệm của mình có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường

          Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm trong trường nắm rõ sự cần thiết phải đổi mới công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Cụ thể là:

       * Cần chấm dứt trừng phạt thân thể học sinh vì:

Biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể là hình thức kỷ luật mang tính bạo lực khiến cho học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Trừng phạt thân thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em, tạo ra khoảng cách giữa các em và giáo viên, các em chủ động xa lánh thậm chí thù hận giáo viên, từ đó kết quả học tập và rèn luyện của các em sút kém, có nhiều em chán trường, chán lớp, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật từ đó gia tăng thêm tệ nạn xã hội. Trừng phạt thân thể trẻ em không những gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em, vì thế nó cần được thay thế bằng biện pháp kỷ luật tích cực.

       * Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh, giáo viên, nhà trường và cộng đồng

+ Đối với học sinh: HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng lắng nghe ý kiến, được khích lệ, động viên khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm, biết yêu thương, tôn trọng người khác, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai.

+ Đối với giáo viên: Giảm được áp lực quản lí lớp học, xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, được học sinh tin tưởng yêu quý và tôn trọng, hạn chế được sai lầm, không vi phạm kỷ luật. Nâng cao được hiệu xuất quản lí lớp học từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục

+ Đối với gia đình: Yên tâm tin tưởng nhà trường và giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục con cái.

+Đối với nhà trường: Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện và an toàn, tạo được niềm tin với xã hội. Đào tạo được những công dân tốt, giầu khả năng phục vụ và cống hiến cho gia đình, xã hội trong tương lai.

+ Đối với cộng đồng: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.

Ngoài việc nâng cao nhận thức làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của giáo viên  BGH nhà trường cần khích lệ động viên, xây dựng những cơ chế thi đua khen thưởng với GV thực hiện tốt các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho GV, để mỗi giáo viên luôn có suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm khắp tâm hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi và bản thân phải tìm được niềm vui trong công việc. Đồng thời, giáo viên phải tự đặt mình ngang hàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cách giáo dục học sinh thấu tình đạt lý. Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô giáo phải là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha - chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh.

Hiện nay, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày... Ai cũng hiểu tức giận, căng thẳng có thể làm chúng ta có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại. Để hạn chế tình trạng căng thẳng trên, giáo viên nên tự rèn luyện bản thân với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp, hạn chế hút thuốc hoặc dùng chất kích thích. Các thầy cô có thể giảm căng thẳng bằng việc trau dồi kỹ năng hài hước, kỹ năng kìm chế cảm xúc , rèn luyện tinh thần lạc quan trước mọi tình huống …

          Biện pháp 3: Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực .

1.Mục tiêu:Trang bị cho giáo viên những phương pháp mới về công tác chủ nhiệm bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên  vận dụng vào công tác quản lí lớp của mình

2. Nội dung và cách thực hiện : Khơi dậy lòng bao dung, tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và hướng dẫn giáo viên sử dụng một số phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cụ thể như:

* Thay đổi cách cư xử trong lớp học:Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy HS có thái độ và hành vi đúng.

GV cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. GV không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào HS, không nên yêu cầu quá cao ở học trò. GV cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học. GV cần tuyên dương HS có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của GV sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của HS.

GV nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để HS cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho chúng.

Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của GV trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. GV sẽ không thuyết phục được HS nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi GV phải là một tấm gương sáng về nhân cách để HS noi theo.

* Quan tâm đến những khó khăn của HS:Mỗi HS đến trường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau cả về vật chất lẫn tinh thần ( sức khỏe, nhận thức, tâm lí…). Những điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em trên lớp. Vì vậy, quan tâm đến những khó khăn của HS là việc làm vô cùng cần thiết.

GV nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú ý đến những HS có hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc mẹ mất sớm, cha mẹ li hôn, gia đình bất hòa, cha mẹ thiếu sự quan tâm… Những HS có hoàn cảnh này thường dễ có thái độ sống buông thả, bất cần; vi phạm nội quy lớp học. GV lúc này không chỉ đóng vai trò là người thầy mà còn là người bạn gần gũi, thân thiện, được HS tin tưởng tâm sự, sẻ chia những khó khăn, vướng mắc của mình. GV cần lắng nghe và gợi ý, định hướng cho HS giải quyết những khó khăn của mình

* Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy:Nội quy là những điều quy định để bảo đảm trật tự và kỉ luật của lớp học. Nội quy lớp học được xây dựng trên cơ sở ý kiến của tập thể lớp, cha mẹ học sinh. HS là người tự đề ra nội quy và thực hiện theo nội quy đó. Điều này có ý nghĩa tác động vào tinh thần tự giác của HS, tình thần tôn trọng kỉ luật tập thể mà chính các em đề ra.

* Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp:Một tập thể lớp tốt là một tập thể đoàn kết, thân ái, thân thiện, cởi mở, tôn trọng nhau. Để xây dựng tập thể đó GV cần tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi hoặc hướng dẫn HS tự tổ chức trò chơi trong các giờ sinh hoạt lớp. Thiết nghĩ những giờ sinh hoạt vui chơi như vậy sẽ giúp HS mạnh dạn hơn, tăng cường sự gắn bó đoàn kết trong lớp học.                                       

(H1- Học sinh tham gia hoạt động nhóm)

GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt của từng tuần. Có phần thưởng dành cho các nhóm. Mỗi tháng hoặc vào những dịp đặc biệt như: 20/10, 20/11… GV có thể thiết kế trò chơi (có thể mô phỏng hoặc dựa vào những trò chơi truyền hình như: Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng, Đuổi hình bắt chữ, Trò chơi âm nhạc hoặc các trò chơi dân gian…) bằng giáo án Power Point với những hình ảnh và âm thanh sinh động, hấp dẫn .Biện pháp này sẽ kích thích được sự chủ động, tinh thần tham gia vào hoạt động tập thể của các em.

(H2- Học sinh tham gia trò chơi dân gian giờ sinh hoạt lớp.)

   Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chú trọng giáo dục, tác động, uốn nắn hành vi hơn là trừng phạt, răn đe. Trong một số trường hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật HS tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạt mới được đưa vào để giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học. Biện pháp kỉ luật bằng hình phạt phải vì lợi ích của HS, không gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của các em, để sau mỗi lần bị phạt các em sẽ giác ngộ hơn về đạo đức, lối sống, từ đó chủ động rèn luyện và phấn đấu.

* Những hình phạt tích cực mà giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng như sau:

+ . Lao động tích cực:-  Vệ sinh trường lớp:

Đối tượng bị phạt lao động là những HS xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường. HS bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra. Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp HS biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, giúp HS ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi HS với ngôi trường của mình và đây cũng là một trong những hoạt động vì cộng đồng rất có ý nghĩa.

(H3- Học sinh vi phạm khuyết điểm tham gia vệ sinh sân vận động của xã )

-  Trồng ,chăm sóc cây xanh:HS cũng có thể đi trồng cây (cây cảnh, cây bong mát, cây thuốc nam…) hoặc chăm sóc cây tạo bóng mát trong khuôn viên của trường. Hành động này sẽ bồi dưỡng tình yêu và thái độ thân thiện với môi trường. Hơn nữa, HS sẽ ngày càng biết quý trọng lao động và giá trị của lao động.

 

                 (H4- Học sinh tham gia chăm sóc vườn hoa của trường )

 

Đây là biện pháp kỉ luật tích cực song hiệu quả. HS có thể trồng những cây cảnh nhỏ, nếu phát triển tốt HS trồng vào những chậu cảnh và đặt trên bàn của GV thay cho những bình hoa giả vẫn được sử dụng từ trước đến nay. Hoặc đặt những chậu cảnh đó tại góc lớp cạnh bục giảng hay đặt cạnh cửa sổ tạo không gian trong lành, thoáng mát, giảm bớt sự căng thẳng trong lớp học.

Để động viên HS tích cực hơn trong việc trồng cây và tạo cảnh quan cho lớp học, ngoài sự khích lệ, khen ngợi của GV chủ nhiệm, nhà trường cần tuyên dương trong giờ sinh hoạt dưới cờ những lớp học có không gian sạch sẽ, dễ chịu và có thẩm mĩ…

          Biện pháp giáo dục kỉ luật bằng hình thức trồng cây có ý nghĩa rất lớn, giúp HS thêm yêu và gắn bó, biết giữ gìn và bảo vệ ngôi trường và lớp học của mình.

- Giúp đỡ những gia đình HS nghèo vượt khó (trong trường, lớp)

          GV tập hợp danh sách những HS vi phạm nội quy như: đánh bài, chơi cờ caro, trốn tiết, chơi điện tử…huy động những HS này đi lao động giúp đỡ những gia đình HS trong trường hoặc lớp có hoàn cảnh khó khăn mà vươn lên trong học tập. Hành động thiết thực này giúp HS hiểu và thông cảm hơn với hoàn cảnh sống của bạn mình, thấy ở bạn mình một tấm gương về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Từ đó, hướng HS đến nhận thức thái độ sống, học tập chưa đúng đắn của mình. Trong những giờ lao động, GV có điều kiện gần gũi và khéo léo tác động vào nhận thức và tình cảm của HS để các em tự điều chỉnh hành vi của mình theo chiều hướng tích cực.

          Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định lao động những gì để giúp đỡ những gia đình HS khó khăn. Nếu như phân công lao động không hợp lí sẽ lãng phí thời gian mà không mang lại hiệu quả. Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình HS được giúp đỡ ở địa bàn cách xa trường học.

          Để khắc phục những khó khăn này, GV cần liên hệ trước với gia đình HS đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những công việc mà gia đình đó cần chia sẻ. GV phân công lao động và lựa chọn những gia đình HS ở không quá xa địa bàn trường học.  Kết quả mà GV hướng tới từ biện pháp giáo dục này là bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và sự tự ý thức ở HS.

-  Đọc sách:

Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội. Sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết mà còn bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho người đọc. Cho nên việc đọc sách là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức được những ích lợi của việc đọc sách, GV đưa ra hình thức kỉ luật HS: Đến thư viện của trường tìm đọc một cuốn sách mà GV giới thiệu. Trong thời gian 1 tuần HS phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.

   (H5- Học sinh vi phạm kỷ luật tham gia đọc sách thư viện của trường)

(H6- Giờ sinh hoạt lớp tổ chức bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực)

 

Mục đích của biện pháp này là giúp HS hiểu được vai trò, tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở HS khả năng tự đọc, tự học, hình thành ở HS thói quen đọc sách và tra cứu tài liệu. Việc giới thiệu  hững điều mình đọc được với các bạn trong lớp sẽ rèn luyện thêm cho HS một số kĩ năng giao tiếp, giúp HS mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy nghĩ của mình. Nếu HS giới thiệu tốt có thể gây được sự tò mò, hứng thú của một số HS khác trong lớp, kích thích những HS đến với thư viện nhiều hơn.

Khi đọc sách  HS sẽ bắt gặp không ít những bài học về cuộc đời, về tình yêu thương, sự bao dung, lòng vị tha cao thượng, những tấm gương về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Và chắc chắn sẽ không có HS nào dửng dưng, vô cảm trước nghĩa cử cao đẹp trong đời, thờ ở trước nỗi đau của người khác, hay không hề phẫn nộ trước những việc làm xấu xa, vô nhân đạo. Khi biết phân biệt yêu - ghét, tốt – xấu, hay – dở, HS tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ, đọc sách là biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả lâu dài.

Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi HS khác nhau. Những HS vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung bình, yếu kém. GV không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trường để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải HS nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là GV không cầu toàn về kết quả đọc sách của HS, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc GV sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều HS vi phạm:

Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, GV hướng dẫn HS cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ HS, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều HS đã làm được và  khen thưởng những HS tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. GV có thể yêu cầu 1,2,3 HS cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. GV lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại. Nhờ biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực này làm cho hiểu biết của HS thêm phong phú bên cạnh những kiến thức được truyền dạy trên lớp. Việc HS chia sẻ trước lớp về cuốn sách nào đó cũng là một hoạt động rất thiết thực, lành mạnh và có tính giáo dục cao trong giờ sinh hoạt lớp.

- Tham gia các hoạt động vì cộng đồng : Hoạt động vì cộng đồng là hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội qua đó hình thành cho học sinh những kỹ năng mới những trải nghiệm mới. GV đưa ra hình thức kỷ luật có thể là vẽ một bức tranh về một chủ đề : an tàn giao thông ,bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ….

(H7-  Tranh vẽ  minh họa học sinh tham gia hoạt động vì đồng)

 

GV đưa khung thời gian hoàn thành 1 tuần .Học sinh sẽ phải thuyết trình về bức tranh và những thông điệp gửi tới mọi người . Sau đó GV nhận xét quá  trình cố gắng hoàn thành của học sinh và qua bức tranh cũng giáo dục cho các hiểu trong xã hội hiện tại có rất nhiều hoạt động cần tới sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực tiễn đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

1.Mục tiêu

Tổ chức các hoạt động thực tiễn đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp một cách thường xuyên sẽ giúp cho BGH nhà trường thực hiện thành công sự đổi mới, phát huy được ưu điểm, đồng thời nắm bắt được những tồn tại hạn kịp thời điều chỉnh

2.Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức hội nghị chuyên đề giáo viên chủ nhiệm giỏi, thông qua đó cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả sẽ được giáo viên nhà trường đúc rút thành kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp, những tình huống khó được cùng nhau thảo luận để tìm hướng giải quyết tối ưu nhất.

Đổi mới cách giao ban giáo viên chủ nhiệm hàng tuần theo chuyên đề hàng tuần

VD:   Tuần 1; Chuyên đề nâng tính chuyên cần học tập cho học sinh

Tuần 2: Chuyên đề nâng cao ý thức tổ chức  kỷ luật cho học sinh

Tuần 3; Chuyên đề rèn kỹ năng sống cho học sinh

Tuần 4; Lắng nghe học sinh nói, chia sẻ và cảm nhận

Lồng ghép trong các hội nghị chuyên đề, BGH đưa những hình ảnh, những tin tức thời sự trong  và ngoài nhà trường  để GV cùng trải nghiệm, suy nghĩ về tác hại hay lợi ích của nó, từ đó có sự tác động đến việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của giáo viên.

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề thường xuyên, GV đưa ra những tình huống thực tế của lớp mình để hội nghị thảo luận bàn cách tháo gỡ, phương pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau, phát huy tốt hiệu quả giáo dục, đặc biệt đối với các giáo viên chủ nhiệm trẻ, tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều. 

- Chỉ đạo  những giờ sinh hoạt điểm, tổ chức bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, tạo sự giao lưu giữa thầy và trò trong trường, sau đó đức rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện đại trà.

- Tổ chức các cuộc thi đồng đội nhân các ngày lễ lớn mà đối tượng là cả thầy và trò các lớp cùng tham gia, tạo sự đồng điệu gắn kết, thân thiện giữa thầy và trò.

Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

1. Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vừa có tác dụng điều chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính quá trình đổi mới.

2. Nội dung và cách thực hiện: Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên thông qua vai trò của Tổ trưởng, khối trưởng chủ nhiệm, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của kiểm tra đánh giá giáo viên nhà trường.

Công tác kiểm tra việc đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên  hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót.

Nhà trường nên kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá kết quả thi đua của học sinh để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp. Thay lối kiểm tra hành chính thủ tục, bằng coi trọng kiểm tra hoạt động giáo dục trên lớp của GV và HS.

Đổi mới công tác đánh giá thi đua GVCN và lớp học trên cơ sở chú trọng những tiêu chí, những quy định của nhà trường trong việc tham gia thực hiện đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp  của mỗi bộ phận, cá nhân.

Cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

Biện pháp 6: Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

1. Mục tiêu: Đảm bảo được điều kiện tốt nhất, phối hợp mọi nguồn lực thực hiện thành công sự đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

2. Nội dung và cách thực hiện

2.1. Đa dạng hoá, tích cực hoá hoạt động bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm tại nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm là người hiện thực hoá các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp. Bởi vậy, chúng tôi đã đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, các buổi hội thảo, tọa đàm, các buổi giao ban giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới trong giờ lên lớp hàng ngày, trong các giờ sinh hoạt lớp, là vấn đề cần được quan tâm tổ chức thường xuyên. Hiệu quả của các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp giáo dục cụ thể ấy là góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên, làm thay đổi căn bản về nếp nghĩ ,cách làm của giáo viên, như vậy quá trình đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực sẽ được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn.

       Đổi mới hình thức giao ban giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, tránh nặng về hình thức, nhận xét đánh giá, giao nhiệm vụ...Cần tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm là nơi là GV chủ nhiệm chủ động chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những tình huống khó, những cách làm hay, học tập lẫn nhau và chủ động thay đổi các biện pháp quản lí lớp của mình. 

          Đổi mới hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp, không biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ kiểm điểm học sinh, hay tổ chức thu tiền của giáo viên, mà nên tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động, lắng nghe học sinh nói và giúp học sinh giải quyết mọi vấn đề một cách tối ưu nhất.

       Tăng cường công tác viết, Cải tiến - sáng kiến kinh nghiệm trong quản lí lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp, hướng dẫn và gợi ý các đề tài cần nghiên cứu, các bài viết có chất lượng để giáo viên tham khảo; đồng thời có sự đánh giá và nhận xét tỉ mỉ.

       Dự  giờ sinh hoạt lớp và phân tích sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp, nhằm thúc đẩy phát triển năng lực sư phạm, trong đó lưu ý dự giờ sinh hoạt  đột xuất để giúp cho giáo viên tự tin hơn trong xử lí tình huống sư phạm, phân tích sư phạm và đánh giá vì sự phát triển của nhà giáo.

  Tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở tổ chức. Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lí luận nghiệp vụ tại tổ, trường. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, trong khối, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp.

2.2.  Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường:

Quản lí quá trình đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường được tiến hành song song với việc tổ chức tốt hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác, vì vậy nhà trường cần tạo ra mối quan hệ kết hợp khăng khít, chặt chẽ, giữa GV chủ nhiệm lớp với GV bộ môn, với Công Đoàn, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, đội bảo vệ ,xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, cùng chăm lo đôn đốc, tổ chức học sinh học tập và rèn luyện tại nhà trường cũng như tại gia đình.

Thông qua các cuộc họp CMHS, nhà trường đã truyên truyền về đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để họ hiểu và  phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục. Biết kiểm tra, đôn đốc giáo dục con em bằng các biện pháp tích cực. Mặt khác, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho đổi mới.

Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường tổ chức giáo dục kĩ năng sống, tổ chức sân chơi trí tuệ trong học đường để các biện pháp đổi mới có điều kiện phát huy tác dụng tốt.

2.3.  Làm tốt công tác Thi đua, khen thưởng:

Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, BGH cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ nhiệm, tập thể lớp, thành lập ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh các khối lớp, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân giáo viên và học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.

 IV. KẾT QUẢ 

 1. Phạm vi áp dụng.

        Những biện pháp trên tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường áp dụng ở trường THCS X, bước đầu đã được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường và học sinh hưởng ứng tích cực, đề tài có tính khả thi cao, tạo được chuyển biến tích cực trong công tác chủ nhiệm nói riêng và công tác  giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường nói chung.

  2. Kết quả

Từ khi áp dụng các biện pháp tổ chức và quản lí trên, phong trào đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đã có những thay đổi rõ nét được thể hiện như:

- 100% giáo viên nhà trường đã chấm dứt các hình thức kỷ luật trừng phạt học sinh, tạo được cách cư xử thân thiện giữa thầy và trò.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của giáo viên trong việc quan tâm đến những khó khăn của học sinh, giúp đỡ các em giải quyết những khó khăn một cách tốt nhất, hạn chế được học sinh vi phạm khuyết điểm và học sinh bỏ học.

- Hiện tượng bạo lực học được giảm hẳn, số vụ học sinh vi phạm kỷ luật và số học sinh bị kỷ luật từ mức độ khiển trách trở lên liên tục giảm trong ba năm qua, số liệu cụ thể như sau:

TT

NĂM HỌC

SỐ VỤ VI PHẠM CỦA HS

SỐ HS BỊ KỶ LUẬT

1

2014 – 2015

15

17

2

2015 - 2016

7

5

3

Đến tháng 4

2016 – 2017

3

2

 

- Học sinh nhà trường mạnh dạn cởi mở hơn, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp, chủ động  tìm đến thầy cô mỗi khi gặp khó khăn để chia sẻ và được giúp đỡ.

- Nội dung các giờ sinh hoạt lớp đã được cải tiến đáng kể, Thầy trò thân thiện, học sinh tham gia tích cực giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cùng tiến bộ

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận

1.  Ý nghĩa của SKKN đối với công việc quản lí nhà trường.

- Chất lượng xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh liên tục tăng trong 3 năm gần đây.

Số liệu cụ thể được minh chứng qua các bảng số liệu sau:

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM:

 

NĂM HỌC

SL

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

2014 – 2015

 

268

 

200

 

74,63

 

57

 

21,27

 

11

 

4,1

 

0

 

0

 

2015 - 2016

 

295

 

259

 

87,80

 

31

 

10,51

 

5

 

1,69

 

0

 

0

Học kì I

2016 – 2017

 

330

 

297

 

90

 

31

 

9,4

 

2

 

0,6

 

0

 

0

 

Biểu đồ 1.1:Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS Trường THCS  X

          (từ năm học 2014 -2015 đến 2016 -2017)

 

KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC:

 

NĂM HỌC

SL

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014 – 2015

 

268

55

20,51

125

46,64

80

29,85

8

2,98

0

0

2015- 2016

 

295

87

29,49

146

49,49

58

19,66

4

1,35

0

0

Học kì I

2016 – 2017

330

99

30

159

48,18

68

20,61

4

1,21

0

0

 

Biểu đồ 1.2:  Kết quả xếp loại học lực của HS  Tường THCS  X

 (từ năm học 2014 -2015 đến 2016 -2017)

      Giúp cho người quản lí định hướng được công việc quản lí sự thay đổi , có tầm nhìn xa hoạch định chiến lược phát triển, đảm bảo mọi điều kiện để sự thay đổi công tác chủ nhiệm lớp bằng cá biện pháp giáo dục kỷ luật thành công.

          Giúp cho giáo viên chủ nhiệm phát triển năng lực quản lí lớp học một cách toàn diện, nâng cao chất lượng dạy  học và chất lượng giáo dục toàn diện, giúp nhà trường ngày càng phát triển.

Đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là biện pháp giáo dục tiến bộ, biện pháp này hướng tới sự tự giác, tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của HS hơn là các áp dụng các biện pháp kỉ luật trừng phạt. Thực hiện tốt các biện pháp này giúp các nhà trường xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; góp phần phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cần nhân rộng, phát triển  phương pháp tại các trường học trên toàn quốc.

  2. Những bài học kinh nghiệm.

        Để quản lí cũng như thực hiện đổi mới phương pháp giáo viên chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực hiện nay, theo tôi cần đảm bảo được một số bài học sau:

      Người làm công tác giáo dục nói chung trước hết phải thật sự có cái tâm trong sáng của người làm thầy, phải thực sự yêu nghề mến trẻ, hết lòng “vì học sinh thân yêu”. Luôn có tinh thần tự học, tự rèn, nâng cao trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí và phải quan tâm đến công tác dạy - học, đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ BGH nhà trường với GV chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

          Khi vận dụng các biện pháp trên cần chú ý đến đối tượng và mục tiêu giáo dục. Mỗi GV chủ nhiệm cần khéo léo, linh hoạt, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

          Có những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực chưa cho hiệu quả tức thời. Cho nên, khi vận dụng GV không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình. Mặt khác, giáo viên phải xác định rằng, 'kỷ luật tích cực' không phải là cây đũa thần, do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải kết hợp với hệ thống các giải pháp đi kèm, sao cho việc kỷ luật học sinh vẫn phải diễn ra nghiêm túc đúng luật.

3. Hướng tiếp tục nghiên cứu và đề xuất

          Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã trình bày 6 biện pháp quản lí, chỉ đạo của BGH nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sau:

1.     Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là ứng dụng trong các  giờ sinh hoạt lớp

2.     Chỉ đạo quản lí, tăng cường các biện pháp giáo dục tích cực trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

II. Khuyến nghị

Phòng Giáo dục cần tổ chức báo cáo chuyên đề hàng năm để các trường học hỏi kinh nghiệm những phương pháp hay và luôn có cái nhìn mới mẻ, tích cực về công tác  chủ nhiệm lớp . Qua đó cũng cần có sự tổng kết, đánh giá kết quả cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện các phương pháp giáo dục ở các trường phổ thông.

Cần giảm thiểu thời gian giảng dạy trên lớp của GV và tăng cường thời lượng cho các tiết chủ nhiệm. Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp giáo dục mới có điều kiện phát huy hết được hiệu quả của nó.

       Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi GVCN cần có sự đầu tư về thời gian và tâm sức. Vì vậy, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực về cả tinh thần lẫn vật chất của nhà trường và các cơ quan đoàn thể, để GV có thể yên tâm, dành trọn tâm huyết với công việc của mình.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

                                                                           Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục. Điều lệ trường phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007
  2. Bộ Giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giao dục kỷ luật tích cực. Nhà xuất bản giáo dục Việt nam
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.
  4. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2005.
  5. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014
  6. Trường THCS , Kế hoach năm học 2016-2017
  7. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.
  8. Vũ Cao Đàm. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1997.
  9. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
  10.  Phạm Minh Hạc. Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001.
  11.  Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ. Những bài giảng về quản lý trường học. Nhà xuất bản Hà Nội, 1985.
  12.  Hà Nhật Thăng. Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục, 2005.
  13.  Hà Nhật Thăng. Đạo đức và giáo dục đạo đức. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.
  14.  Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn. Nhà xuất bản giáo dục, 1997,(tái bản 2001).

                  

 

Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
zalo
0386097929
Hỗ trợ Nội dung
0386097929
Tin mới
Thống kê truy cập
Quảng cáo
quảng cáo phải 1quảng cáo phai 2quangcaophai3quancaophai4qcphai5qcphai6
qctruottrai
qctruotphai
^ Về đầu trang