Đối tác
qctraiqctrai2qctrai3qctrai4
slide 7slide 8slide 9slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide 1020slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide3slide4 slide5slide 6
Sáng kiến kinh nghiệm

ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 6”

ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 6”
ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH LỚP 6”

 

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

Trang 1

I. Lời mở đầu.

Trang 1

II. Lý do chọn đề tài.

Trang 1

III. Mục đích nghiên cứu.

Trang 3

IV. Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu của đề tài,

Trang 5

B. PHẦN NỘI DUNG.

Trang 6

I. Cơ sở lí luận

Trang 6

II. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

Trang 6

III. Một số phương pháp “Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6”.

Trang 7

IV. Những điều cần lưu ý.

Trang 21

VI. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 21

C. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ.

Trang 23

I. Bài học kinh nghiệm.

Trang 23

II. Kết luận.

Trang 24

III.Khuyến nghị.

Trang 24

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I. LỜI MỞ ĐẦU.

         Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách  giáo khoa giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương  pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh hoạt của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.

       Ngày nay môn Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đã chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới.Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực.Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài "Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6” này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

        1. Lí do về mặt lí luận.       

        Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.

          Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và  hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu

 giảng dạy. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời điểm thích hợp giữa tiết học sẽ khiến học sinh hứng thú  học hơn.

   Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.

    2. Lí do về mặt thực tiễn. 

      Tất cả các trò chơi ngôn ngữ đều có một mục đích hướng tới, trò chơi ngôn ngữ giúp người học có thể tham gia hoạt động cùng với người khác và cùng giải quyết những vấn đề mà mình đưa ra, mở rộng ngôn ngữ và rèn luyện kỉ năng nghe nói. Trong giờ học giáo viên đưa ra các trò chơi ngôn ngữ, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để thảo luận, nêu ra chính kiến của mình khuyến khích động viên được những em yếu, kém. Trong phần này giáo viên áp dụng phương pháp "Delayed correction" nên học sinh không tỏ ra lúng túng khi mắc lỗi. Không khí lớp học sôi nổi hơn, vốn từ vựng không những được củng cố mà còn được mở

rộng ra rất nhiều khi các em thực hành.

3. Lí do về tính cấp thiết.

       Hiện nay việc học Tiếng anh được phổ biến rộng rãi khắp nơi. Nhưng làm thế nào để học tốt Tiếng anh. Về cơ bản mục tiêu dạy học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng có sự thay đổi. Chương trình và sách giáo khoa trung học cơ sở với mục đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về Tiếng anh thực hành hiện đại, có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ

giao tiếp, đồng thời hình thành các kỹ năng và phát triển tư duy.

4. Về khả năng nghiên cứu:

        Sau một vài năm ứng dụng trò chơi ngôn ngữ vào giảng dạy, tôi nhận thấy ứng dụng trò chơi ngôn ngữ  vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực học tập trong học sinh đồng thời phát huy khả năng nói Tiếng Anh cho học sinh. Trong quá trình ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy tôi đã rút ra được một số nhận xét chung cũng như bài học kinh nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy của mình. 

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

           Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy.

       Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường.

      Là giáo viên ai cũng mong muốn có được những tiết dạy sinh động, tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Và hơn thế nữa, chúng ta còn hạnh phúc hơn khi học sinh yêu thích say mê, và học tốt môn học mà mình giảng dạy. Làm được vậy là giáo viên đã đạt được mục tiêu giáo dục.

       Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Đây là câu hỏi mà không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn đồng nghiệp khác trăn trở rất nhiều. Tôi nghĩ các bạn cũng có rất nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6”

IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Khảo sát thực tế:

      Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải tiến, đã có phòng bộ môn cho môn Ngoại ngữ, hay hệ thống điện đảm bảo.

        Trang thiết bị đã được cung cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học.Thiết bị nghe nhìn được cung cấp đầy đủ.

2. Tình hình thực tế học sinh.

         Học sinh chủ yếu là con nhà nông dân lao động, điều kiện kinh tế còn

nghèo, điều kiện học tập còn ít. Đại đa số các em chỉ học tập trên lớp, về nhà ít

có điều kiện giao tiếp, học thêm hay học Tiếng anh qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nên trình độ Tiếng Anh của các em còn thấp, khả năng học và nhớ rất kém, nhiều em không thích học môn học.

         Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động trong mọi hoạt động nhưng chủ yếu là học sinh khá, giỏi. Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động hay học trước quên sau, đặc biệt do còn dụt dè, nhút nhát hay sợ sai nên các em rất ngại giao tiếp bằng Tiếng Anh. Có rất nhiều em học lên tới lớp 8 vẫn chưa đọc hay nói thành thạo và hiểu những câu Tiếng anh đơn giản.Vì vậy, chất lượng dạy học môn Tiếng anh chưa được như mong muốn. Trước khi áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6 nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng. Dưới đây là kết quả khảo sát chất lượng học sinh hai lớp 6 (vào thời điểm cuối tháng 9 năm 2016):

 

Lớp

 

Sĩ số

Học lực tốt

Học lực khá

Học lực TB

Học lực yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6B

35

10

38,6%

13

37,1%

12

34,3%

0

 

0%

 

6C

33

2

6,1%

8

24,2%

19

57,6%

4

 

12,1%

 

Tổng 2 lớp

  68

12

17,6%

21

30,9%

31

45,6%

4

 

5,9%

 

Bảng 1: Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu.

(đầu năm học 2016 - 2017)    

3. Quan điểm về phương pháp:

          Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ  giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.

  Dân gian có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, có lẽ lời dạy này thật sự cần thiết hằng

ngày và trong mỗi bài giảng của giáo viên chúng ta nói chung và giáo viên bộ môn tiếng Anh nói riêng. Vì vậy, trong bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm áp dụng các trò chơi (xin được thay bằng từ chuyên ngành Games) một số bài học của sách giáo khoa Tiếng Anh 6 cũ và mới..

       Với chuyên đề này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như:  Quan sát; phỏng vấn; hoạt động theo cặp, theo nhóm hay theo đội; kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh; thảo luận với giáo viên cùng bộ môn và tham khảo SGK 

          Sau mỗi  đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo

          Qua nhiều đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những hình thức hay nhất đúc rút thành kinh nghiệm.

V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

 1/ Đối tượng nghiên cứu:

Dạy cho học sinh trung học cơ sở tiếp xúc với Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới (hệ 7 năm và 10 năm). Tập trung vào các tiết dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 6.

 2/ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

      -Tập trung khảo sát thực, nghiệm đối với HS ở hai lớp 6B6C.

3/ Kế hoạch thực hiện:

   a) Lập đề cương nghiên cứu:

        - Đăng ký đề tài và lập đề cương nghiên cứu từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2016.

    b) Triển khai nghiên cứu:

       - Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017.

   c) Hoàn thành đề tài: 04/2017.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. PHẦN NỘI DUNG

{C}{C}{C}I.                  {C}{C}CƠ SỞ LÝ LUẬN.

       Mặc dù tiếng Anh so với các môn học khác vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết các trường THCS Việt Nam, nhưng trên thế giới nó lại phát triển từ rất lâu. Do đó, có vô số kinh nghiệm mà chúng ta có thể học tập từ các nước bạn.

      Nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tiếng Anh cũng đã giới thiệu một số trò chơi phổ biến áp dụng được trong tất cả các phần của một giờ học, ví dụ như: Chain game, Guessing Game, Hangman, Lucky Numbers, Noughts and Crosses, Rub out and Remember, Slap the Board … Những trò chơi này có thể được coi là những trợ giảng đắc lực cho rất nhiều giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp học. Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều.

       Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng Games có thể phù hợp vời từng bài cụ thể trong sách giáo khoa Tiếng Anh 6 , Tiếng Anh 7, Tiếng Anh 8 và Tiếng Anh 9. Từ đó, tôi đã mạnh dạn soạn một số tiết có các trò chơi thông dụng như: Where I am from,  If I ...., Letter connecting, Make other words, Tongue Twisters …

       Để soạn những bài phần có Game, ngoài việc vận dụng những kinh nghiệm đã có trong quá trình học ở trường đại học, đọc sách tham khảo liên quan, và học hỏi đồng nghiệp, tôi còn tích cực khai thác thông tin trên mạng. Ở đó có một số website rất hữu ích cho giáo viên dạy tiếng Anh, ví dụ như britishcouncil.org, englishclub.com, onestopenglish.com, tienganhonline.com, hocngoaingu.net, globaledu.com.vn      

II. THỰC TRẠNG  CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.

{C}{C}{C}1.     {C}{C}Thực trạng.

        Với đặc thù là học sinh nông thôn, bố mẹ các em đều làm nông nghiệp vì vậy không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các con. Các em lại không có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà phong trào học Tiếng Anh ở trường còn chưa cao.

          Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu học nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định phương pháp học hiệu quả.Vì thực tế là khi còn học tiểu học thì các em chưa được chú trọng đến việc dạy và học Tiếng Anh. Rất ít em có thể nói, diễn đạt những câu đơn giản bằng Tiếng Anh.

2. Thuận lợi

-  Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc

dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh).

- Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.

 - Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt.

- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có được một khoảng thời gian khá dài tham gia giảng dạy ở trường.

- Bản thân giáo viên có được kinh nghiệm thông qua tài liệu tham khảo về các workshop.

- Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh.

3. Khó khăn

-  Một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó.

- Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động.

  - Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày.

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ MỚI TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH 6”.

Dưới đây, tôi xin trình bày một số Game tôi thường dùng ở một số bài trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6( hệ 7 năm và hệ 10 năm). Mỗi phần sẽ có các bước thực hiện thông thường nói chung và các bước cụ thể khi thực hiện trong một bài dạy cụ thể. Phần trình bày chung về đặc điểm của Games xin được trình bày bằng tiếng Việt, còn phần cụ thể cho từng bài dạy tôi xin trình bày bằng tiếng Anh.

1.  Where am I from?  (Tôi đến từ đâu?)

a, Các bước thực hiện chung:

          Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị một cơ số thẻ tương ứng với số học sinh trong lớp. Trên mỗi thẻ sẽ ghi tên một nước hay một thành phố trên thế giới mà các em đã học. Giáo viên sẽ dán lần lượt từng thẻ này vào lưng của mỗi học sinh. Các học sinh sẽ được đặt trong tình huống là đang tham dự vào một bữa tiệc và phải đi xung quanh hỏi các vị khách trong bữa tiệc các thông tin liên quan đến mình, dựa vào đó để đoán xem mình đến từ đâu? Khi đã biết mình đến từ đâu, học sinh được phép bóc thẻ ghi tên mình ở lưng và dán lại vào ngực mình. Sau đó các học sinh tiếp tục cuộc nói chuyện trong bữa tiệc cho đến khi tất cả dán được thẻ ghi tên vào trước ngực.

b, Cụ thể cho bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm)  –Unit 15Part A)

Teacher’s activities & content

          Students’ activities

{C}{C}{C}·              {C}{C}Have Ss play a game called Where am I from?

{C}{C}{C}·  {C}{C}Stick name cards on the backs of students

{C}{C}{C}·  {C}{C}Announce the winner

{C}{C}{C}·    {C}{C}Students go around and ask their friends questions such as

+ What’s my nationality?

    + Which language do I speak?

    + What is my job?

From their friends’answers, students guess who they are.

* Chúng ta cũng có thể sử dụng  trò chơi này  với các dạng bài khác như hỏi về nghề nghiệp hay về người.

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm)  –Unit 3 Part C)

Teacher’s activities & content

          Students’ activities

{C}{C}{C}·              {C}{C}Have Ss play a game called What’s my job ?

{C}{C}{C}·  {C}{C}Stick name cards on the backs of students

{C}{C}{C}·  {C}{C}Announce the winner

{C}{C}{C}·    {C}{C}Students go around and ask their friends questions such as

+ What can I do?

    + Where do I work?

    + Who do I work with?

From their friends’answers, students guess who they are.

 

2. “If I…”( Nếu tôi....)

a)   Các bước thực hiện chung:

        Chia lớp ra thành 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ giấy nhỏ để viết câu điều kiện. một đội sẽ viết mệnh đề chính. Nếu số lượng nam nữ khá tương đối thì chia ra một phe nam và một phe nữ.  Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “If I…” có ý nghĩa, đồng thời đội B sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “I will…”. Ở dưới mỗi câu phải ghi tên để bình chọn ra cặp nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như là câu dở nhất.

        Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng phần “If I…”. Giáo viên sẽ gọi học sinh lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi đọc to cho mọi người nghe. Nếu hay thì để lại. Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I…, I will…” nào hay nhất để trao giải. Nếu có nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các bạn chơi. Câu này dù có ý nghĩa “ If I am a bird, I will be a monkey” (“Nếu tôi là chim, thì tôi sẽ là một con khỉ”) có thể bị loại nhưng có thể cho vào vòng chung kết thì nó cũng có một chút trái khoáy, hóm hỉnh thú vị.

b)   Cụ thể cho từng bài dạy

     Trò chơi này được sử dụng khi dạy A closer look 2 -  phần câu điều kiện

(Conditional sentences)

1-  Tiếng Anh 6 (Hệ 10 năm)  – Unit 11 (Part: A closer look 2)

{C}{C}{C}·        {C}{C}Môt số hình ảnh học sinh thực hành.

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C} {C}{C}{C}{C}{C}{C}

 

{C}{C}{C}·        {C}{C}Một số sản phẩm của học sinh.

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

3. Letter connecting. ( Kết nối từ)

a)   Các bước thực hiện chung:

- Trò chơi này dựa theo nguyên tắc chạy tiếp sức trong thể thao.

- Giáo viên đưa ra một từ vựng bất kỳ.

- Lớp chia thành các đội, giáo viên làm trọng tài , bắt đầu ra hiệu cho các đội cùng một lúc lần lượt chạy lên bảng , viết một từ sau đó chạy về , giao phấn cho bạn tiếp theo lên bảng viết tiếp từ tiếp theo. Học sinh viết các từ khác sao cho chữ cái đầu tiên của từ sau phải bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của từ trước. Tương tự  như  thế cho đến khi hết thời gian quy định.

(Chú ý: Không tính những từ lặp các từ trước).

    b)   Cụ thể cho bài dạy:

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}             Eg: go                 on              now                win                nine  .....

       - Trò chơi này cố thể được chơi vào các giờ ôn tập hoặc phần củng cố của các tiết học ngắn.

4. Find hidden words (Tìm từ bị ẩn).

a)   Các bước thực hiện chung:

- Giáo viên viết các câu tách rời hoặc một đoạn văn. Các từ ẩn đó là sự kết nối các chữ cái của các từ hoặc nằm trong một từ  khác. Giáo viên quy định thời gian và số lượng từ cần tìm.

- Học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm được.

    b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm) Unit 3– Part B

Eg: Tìm 10 chữ số trong phạm vi 1 - > 100  trong các câu dưới đây.

a. He met his son in Edinburgh many years ago.

b. They last won the first price in the competition last week.

c. He is an honest boy. He never cheats in the exam.

d. He used Mr John’s car instead of ours.

e. People usually buy candles and matches for typhoons.

f. He always gets good grades eventhough he is not hard – working.

g. The bank is the same height as the post office.

h. They feel even- handed now because their father was released.

i. We couldn’t enlarge the garden because of the loccal authorities.

* Keys:

a....so N IN E dinburgh...

b. ...las T WO n...

c. .....h ONE st......

d. ....J oh n.......o FOUR s.

e. ....FOR TYphoons.

f....grade s even though......

g........h eight.....

h.......fe el even - handed...

i. .....couldn’ t en large....

4.  Word circle (Khoanh tròn từ)

a)   Các bước thực hiện chung:

- Giáo viên đưa ra bảng từ gồm các từ sắp xếp không theo thứ tự .

- Học sinh của 2 đội dùng phấn / bút 2 màu khác nhau khoanh theo tứ tự của quy luật từ hoặc theo quy tắc ngữ pháp. Chẳng hạn học sinh đội A khoanh được chữ số 1 thì tìm và khoanh tiếp chữ số 2 trong khi học sinh của đội B cũng tìm và khoanh chữ số 2. Tương tự cho đến khi tìm được số cuối cùng. Số từ khoanh được là kết quả của mỗi đội.

    b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm) Unit 3– Part B

+VD1: Khoanh theo thứ tự của số đếm trong phạm vi từ 1 -> 20

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1- Tiếng Anh 6 (Hệ 10 năm) : Unit 7 : Television -Part: Looking back

+ VD 2: Khoanh tròn vào các từ có liên quan tới Ti vi.

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tongue Twisters

{C}{C}{C}a)    {C}{C}{C}Các bước thực hiện chung

{C}{C}{C}-         {C}{C}Trò chơi này thường được áp dụng vào bài luyện âm, gọi là câu “trẹo lưỡi”

{C}{C}{C}-         {C}{C}GV chuẩn bị một cụm từ, hoặc một đến hai câu tiếng Anh trong đó có hầu hết các từ chứa âm cần luyện trong bài học

{C}{C}{C}-         {C}{C}Nên viết lại cụm hoặc câu đó lên bảng cho học sinh thấy

{C}{C}{C}-         {C}{C}GV đọc mẫu câu đó hoặc mở băng (nếu có thể) cho học sinh nghe mẫu

{C}{C}{C}-         {C}{C}Đại diện các nhóm sẽ đứng lên đọc lại câu “trẹo lưỡi” đó. Nhóm nào nhắc lại chính xác nhất sẽ thắng.

{C}{C}{C}b)    {C}{C}{C}Cụ thể cho từng bài dạy

Các bước trên có thể áp dụng cho mọi hoạt động Tongue Twisters nên dưới đây xin chỉ đưa ra ngữ liệu cho hoạt động trong từng bài chứ không viết các bước thực hiện của mỗi bài nữa:

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) : Rewiew 2: (Part: Pronunciation.)

- Listen and repeat. Pay attention to the sounds /i:/ and /ɪ /, the second sounds /t/ and /st/ and the thirt sounds /s/ and //

    Eg:   - A cheap ship strip

            - Mr Tongue Twister will list the best forests to visit.

           - We surely shall see the sun shine soon.

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) :  Unit 7: Television: (Part: A closer look 1.)

- Listen and repeat. Pay attention to the sounds / θ / and / ð /

   Eg:  “The thirty-three thieves are thinking of how to get through the security.”

6. Kim’s game

{C}{C}{C}a)    {C}{C}{C}Các bước thực hiện chung

{C}{C}{C}-         {C}{C}Chia lớp ra thành các nhóm

{C}{C}{C}-         {C}{C}Cho HS xem xét đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ

{C}{C}{C}-         {C}{C}Cất các đồ vật, tranh vẽ, hoặc xóa từ đi.

{C}{C}{C}-         {C}{C}Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng.

{C}{C}{C}b)    {C}{C}{C}Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm)   Unit 6: Places: (Part:  A1 - 3.)

Teacher’s activities & contents

Students’ activities

{C}{C}{C}·        {C}{C}After teaching vocabulary, ask Ss play the game called Kim’s Game. Explain the rule of the game

{C}{C}{C}·  {C}{C}Post the poster of the picture on the board, ask student to look at the picture and try to remember as many things as possible.

{C}{C}{C}·  {C}{C}Put the picture down the table and give Ss 1’ to discuss the answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Call on 4 members from 4 groups to go to the board and write their answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Repost the poster to check the answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Announce the winners.

{C}{C}{C}·    {C}{C}Listen to T’s instruction

 

{C}{C}{C}·    {C}{C}Look at the picture and try to remember

{C}{C}{C}·    {C}{C}Discuss to write down as many things as possible

{C}{C}{C}·    {C}{C}4 representatives go to the board and write in limited time

{C}{C}{C}·    {C}{C}Look a the picture and check

* Picture:

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

1- Tiếng Anh 6 (Hệ 10 năm) : Unit 10: Our house in the future

        - Part: Skills 1

Teacher’s activities & contents

Students’ activities

{C}{C}{C}·        {C}{C}Before teaching vocabulary, ask Ss play the

game called Kim’s Game. Explain the rule of the game.

{C}{C}{C}·        {C}{C}Divide the class into 3 teams;

{C}{C}{C}·  {C}{C}Post the poster of the picture “ My future house” on the board, ask student to look at the picture and try to remember as many things as possible.

{C}{C}{C}·  {C}{C}Put the picture down the table and give Ss 1’ to discuss the answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Call on 3 members from 3 teams to go to the board and write their answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Repost the poster to check the answers

{C}{C}{C}·  {C}{C}Announce the winners.

 

{C}{C}{C}·    {C}{C}Listen to T’s instruction

 

 

{C}{C}{C}·    {C}{C}Look at the picture and try to remember.

 

{C}{C}{C}·    {C}{C}Discuss to write down as many things as possible

{C}{C}{C}·    {C}{C}4 representatives go to the board and write in limited time

{C}{C}{C}·    {C}{C}Look a the picture and check

 

* Picture:

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

7. Make other words.

a)   Các bước thực hiện chung:

- Giáo viên đưa ra một từ vựng bất kỳ.        

- Học sinh viết các từ  khác sao cho chữ cái đầu tiên của các từ này phải bắt đầu bằng các chữ cái có trong từ đã cho.

b) Cụ thể cho từng bài dạy:

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}+ Eg:  house

 

hot         orange         gabage         sister          sing

- Trò chơi này cũng có thể được chơi vào các giờ ôn tập hoặc phần củng cố của các tiết học ngắn.

8.   Circle: ( Vòng Tròn)

     Những giờ học ngữ pháp liên miên khiến cả giáo viên và học sinh đều có cảm giác chán nản và mệt mỏi. Trong những tình huống như thế trò chơi được sử dụng như một cách nhằm thay đổi không khí trong lớp học.

      Trò chơi vòng tròn có tác dụng rất lớn khi khích lệ cả lớp cùng tham gia vào bài học. Hiện nay, trong việc học tiếng Anh, các hoạt động theo cặp và hoạt động theo nhóm đang rất thịnh hành. Những hoạt động như thế tăng lượng thời gian nói đồng thời cả chất lượng nói của học sinh.

* Câu chuyện một từ :   Mỗi học sinh thêm một từ để tạo thành câu chuyện của cả nhóm.

a)  Các bước thực hiện chung

{C}{C}{C}o    {C}{C}Giáo viên có thế bắt đầu bằng cách đưa ra từ đầu tiên và theo vòng tròn, mỗi học sinh thêm vào từ tiếp theo, không được phép lặp lại những từ học sinh trước đã sử dụng.

{C}{C}{C}o    {C}{C}Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của cụm từ cố định và trật từ đúng trong khi học sinh tiến hành trò chơi. Câu truyện có thể được phát triển theo nhiều hình thức khác nhau. Một vài nhóm có thể cần tới giáo viên quyết định chấm câu và bắt đầu sang câu mới.

b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) : Unit 4: My neighbourhood: (Part: A closer look 1.)

        - Giáo viên đưa ra từ đầu tiên là THREE và yêu cầu từng học sinh đưa ra

các từ có chứa âm / i: / và / i / . Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và

đúng về cấu trúc ngữ pháp.

 Eg: - Three sleepy sheep and a bee see Bill kick a big tin under the kitchen sink.

       -Three teachers are singing on the beach at the seaside and seeing bees flying over the sea.

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) : Unit 10: Our house in the futre : (Part: A closer look 1.)

           Giáo viên đưa ra từ đầu tiên và yêu cầu từng học sinh đưa ra các từ có chứa âm / dr / và / tr /. Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và đúng về cấu trúc ngữ pháp.

Eg:  - Drivers like travel in a train along the track or drive a tractor to the countryside.

9.  Change places if …( Thay đổi vị trí nếu…)

   - Đây là một hoạt động trong đó giáo viên đứng vị trí trung tâm, còn học sinh sẽ tập hợp theo vòng tròn kín.

a)  Các bước thực hiện chung

    • Số ghế luôn ít hơn số lượng học sinh tham gia.
    • Tùy thuộc vào kiến thức mà giáo viên muốn củng cố giáo viên sẽ nói "Change places if …… you're wearing trainers. (Những ai đi giày thể thao, chuyển chỗ).
    • Những học viên đi giày thể thao phải đứng dậy, và chuyển tới một ghế khác và giáo viên có thể ngồi vào một trong những ghế còn bỏ trống.
    • Học viên nào không có ghế phải đứng ở giữa và đưa ra lệnh tiếp theo. Trò chơi cứ tiếp diễn như thế. "Change places if you … don’t

 wear uniform" (Những ai không mặc đồng phục, chuyển chỗ).

b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm) :  Unit 10: Staying Heathy: (Part: B.)

       Eg:   - Change places if you like carrots.

               - Change places if you don’t like meat .

              - Change places if you like milk.

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) :

         Unit 8: Sport and Games: (Part: Communication)

       Eg:   - Change places if you like playing soccer.

               - Change places if you like playing volleyball.

              - Change places if you like running.

* Hình ảnh học sinh thực hành

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

        - Trò chơi có thể khiến một số học sinh trở nên phấn khích tạo nên những tiếng ồn không đáng có trong lớp học, vì vậy tốt nhất là sử dụng trò chơi vào cuối giờ học trong phần củng cố.

10. Make meaningful words (Tạo từ có nghĩa)

a)  Các bước thực hiện chung

- Giáo viên chia các từ  thành các mảnh ghép lên bảng.

- Học sinh ghép các mảnh ghép để tạo các từ có nghĩa

b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm): Unit 2: My home :( Part: Looking back)

+ VD: Giáo viên cho các mảng từ ghép về các loại nhà, phòng và đồ vật trong nhà.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                            

* Key:  

 - Living room, attic, villa, bathroom, dishwasher, cupboard, stilthouse, wardrobe,

11. Find the suitable piece (Tìm vế thích hợp)

a)  Các bước thực hiện chung

       - Giáo viên đưa ra khoảng 4 câu, tách rời mỗi câu ra làm 2 mảnh ghép ( dùng thẻ). Chia 4 mảnh ghép đầu cho các nhóm 1,2,3 ,4 đội A, 4 mảnh ghép sau cho các nhóm 5,6,7,8 của đội B.

       - Lần lượt một học sinh đại diện cho nhóm 1 của đội A dự đoán mảnh ghép của nhóm mình ở nhóm 5 hoặc 6,7,8 ở đội B. Nếu chọn đúng thì nhóm 2 của đội A tiếp tục còn nếu sai thì đến lượt nhóm 1 của đội B. Tương tự như vậy cho đến khi tất cả các mảnh ghép được hoàn thành.

b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm):  Unit 13: Activities and the seasons: ( Part:A)

+VD: Ghép các mảnh câu về đặc điểm thời tiết của các mùa.

                      Đội A                                                          Đội B

       
 

  It is cold......

 
 

  ...in the fall

 

 

 

 

Nhóm 1:                                                 Nhóm 4:

 

       
 

  It is hot ....

 
 

   ...in the winter

 

 

 

 

Nhóm 2:                                                Nhóm 5

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

    …in the summer

 

{C}{C}{C}{C}

 

It is cool...

 

 

            

 

                                                                   

Nhóm 3...                                              Nhóm 6

 

 

* Key:  1. It is cold in the winter

            2. It is hot in the summer

            3. It is cool in the fall

 

12. Miming. ( Guess the action)

a)   Các bước thực hiện chung

- Thành viên của đội A làm điệu bộ về một hành động nào đó và hỏi câu hỏi “What am I doing”. Các thành viên trong đội B phải đoán được hành động mà thành viên đội A đâng thực hiện trong một thời gian quy định. Nếu đội B đoán đúng thì ghi được 1 điểm, nếu đội B không đoán đúng thì diểmđiểm số thuộc về đội. Sau khi đội A hoàn thành đến lượt đội B. Đội nào nêu đúng và nhiều hơn thì chiến thắng.

b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm)  Unit 12: Robots ( Part - Getting started).

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}

13. The same letter:

 a)   Các bước thực hiện chung

   - Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ bắt đầu hoặc kết thúc cùng một chữ cái.

     - Học sinh thi viết theo thời gian quy định.

b) Cụ thể cho từng bài dạy:

+VD: Viết các từ bắt đầu bằng chữ “ s ”

             - sing, song, sink, see, sit……….

         Viết các từ kết thúc bằng chữ “h”

             - wash, watch, math, mouth,…………

         Viết các từ kết thúc bằng chữ “r”

             -  Read, ring, run, rest, restaurant………

14. Back to board.

a)   Các bước thực hiện chung

- Giáo viên gọi 1 học sinh xung phong lên bảng quay mặt xuống lớp. Giáo viên viết một từ bất kỳ. Cả lớp có thể gợi ý hoặc đặt câu hỏi, tuỳ thuộc vào khả năng diễn tả của từ. ( Chú ý là không nói đến từ có trên bảng trong câu diễn tả)

b) Cụ thể cho từng bài dạy:

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm):  Unit 4: Big or small?- ( Part: B)

- Học sinh được gọi lên lần lượt đoán từ đó tối đa 2 hoặc 3 lần.

+ VD: Kiểm tra số thứ tự trong phạm vi từ 1 --> 10

- Giáo viên: third (Giáo viên viết lên bảng. Học sinh đó được đoán 3 lần)

- Học sinh: fifth, first,....

 15. Stand up Sequences.

     a) Các bước thực hiện chung

       Đây là một trò chơi tốt để luyện tập các thứ tự sắp xếp theo chuẩn mực như là:  Numbes ( số đếm, số thứ tự), Days of the week( các ngày trong tuần), months of the year( các tháng trong năm), the alphabets (bảng chữ cái tiếng Anh)...

     b) Cụ thể cho từng bài dạy:

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm):  Unit 2: At school?- ( Part: B3)

           Ví dụ: Muốn ôn tập lại bảng chữ cái trong phần B3 Unit 2 (page 24): Gọi bất cứ một học sinh nào trong lớp đứng dậy và đánh vần chữ cái A và sau đó ngồi xuống. Một học sinh khác đứng dậy và đánh vần chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái B và sau đó tiến trình cứ thế được tiếp tục. Trong trường hợp nếu hai học sinh cùng đứng dậy một lúc thì trò chơi phải bắt đầu từ đầu. Đây cũng là một trò chơi tốt cho học sinh để luyện tập nói theo thứ tự.

       - Các trò chơi “The same letter; Back to board; Stand up Sequences” có thể được chơi vào đầu giờ để “Warm up”, phần củng cố của các tiết học ngắn, hay các buổi ngoại khóa.

  16. Ordering sentences.

        -  Trò chơi này dùng để luyện tập thứ tự sắp xếp trật tự từ của cấu trúc câu vừa mới học.

    a)   Các bước thực hiện chung

        - Giáo viên viết các từ trong câu ra các tờ giấy A4, sau đó gọi một số học sinh đứng lên trước lớp. (Số học sinh tương ứng với số từ trong câu)

       - Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy có chứa một từ.

       - Trong khoảng thời gian nhất định, các học sinh phải nhìn từ của mình và nhanh chóng chuyển chỗ để sắp xếp thành câu có nghĩa.

   b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 7 năm)  Unit 7: Your house ( Part – C1- C3).

     - Giáo viên có thể chuẩn bị một số câu như:

     * Eg: -   do/ to/ school?/ How/ go/ you/

{C}{C}{C}-         {C}{C}Mr Ba / go/ work?/ How/ to/ does/

{C}{C}{C}-         {C}{C}go / to / by /  bike. / I /  school /

{C}{C}{C}-         {C}{C}to / goes / He /  work / bus /  by.

* Answer: 

               - How do you go to school?

- How does Mr Ba go to work?

- I go to school by bike.

                  - He goes to work by bus.

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) : Unit 10: Our house in the future:

( Part: A closer look 2)

           Eg:  -  we / travel / the Moon/ Will / the future? / in/  to /

                   - won’t / live / in 2500. / the Earth / We / on /

                   -  do / Robots / will / the future. / in / the housework /

{C}{C}{C}·        {C}{C}Answer:

                - Will we travel to the Moon in the future?

                    -  We won’t live on the Earth in 2500.

                   -  Robots will do the housework in the future.

17. Find the key word (Tìm từ khoá).

    a)   Các bước thực hiện chung

- Giáo viên đưa ra các từ gợi ý có liên quan đến từ khoá .

- Học sinh suy nghĩ và tìm từ khoá đó.

   b) Cụ thể cho từng bài dạy

1- Tiếng Anh 6 ( Hệ 10 năm) : Unit 8: A closer look 2

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}+Eg:     

{C}{C}{C}{C}{C}{C}

?

 

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C} soccer                                                                              volleyball

 

 

 

       
   
 

 

 

 

      

             swimming                                                          tennis

          

              Trên đây là một số trò chơi ngôn ngữ mà tôi đã áp dụng trong các phần bài học trên lớp mà bản thân tôi thấy phù hợp nhất song tùy theo tình hình thực tế các trò chơi được áp dung tốt ở phần bài học này cũng có thể áp dung có hiệu quả trong phần bài học khác của một tiết dạy. Nhưng để học sinh hưng phấn hơn và nhiệt tình hơn trong quá trình kết hợp các trò chơi trong giảng dạy chúng ta phải phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể, và không quên có những lời khen ngợi các nhóm, cá nhân làm tốt và đưa ra những hình phạt vui nhằm tạo ra không khí vui vẻ trong lớp học. Nếu được thì có thể thưởng những món quà nhỏ nhằm khích lệ tinh thần tham gia vào hoạt động này vào những lần sau.

IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý.

       Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trước hết giáo viên phải có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết đầu tư cho bài soạn cũng như bài giảng có chất lượng, phải xác định rõ mục đích yêu cầu trọng tâm của bài dạy, biết sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo  các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, kết hợp tốt các phương pháp ngay trong các hoạt động dạy và học.                        

     Bên cạnh đó chúng ta nên thường xuyên linh động thay thế các thủ thuật hoạt động mà chúng ta thường dùng ở các tiết dạy kỹ năng bằng những thủ thuật hoạt

động mới có tính vui mà học để tránh sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán ở học sinh.

       Giáo viên biết khai thác, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu, thẻ, vật thật và tạo ra nhiều đồ dùng có tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao giúp học sinh hứng khởi tiếp thu kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bộ môn.     

       Một điều tôi muốn nói thêm nữa là ngoài nội dung bài học có ở trong sách giáo khoa ra thì giáo viên nên biết tìm tòi thu lượm những gì có liên quan về kiến thức văn hóa, đất nước học…để giới thiệu cho học sinh, giúp cho các em thêm hứng thú học, dễ tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn kiến thức của bộ môn.

V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

          Qua một năm tiến hành “ Kết hợp các trò chơi trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6” mà đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6B và 6C trường bản thân tôi đã thu được những kết quả sau.

   + Thứ nhất, tâm sinh lý của học sinh trong lớp về môn học đã thay đổi rõ rệt. Từ chỗ phần lớp các em không thích môn học, sợ sệt mỗi khi có môn học này thì sau một năm học các em đã có thái độ trái ngược với ban đầu. Biểu hiện: Các em không còn sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động học tập, số học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài tăng lên trông thấy.

   + Thứ hai, điều quan trong nhất, đó là kết quả học tập của các em tăng lên theo từng học kỳ. Kết quả đó khác hẳn so với kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm học.

       Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận kết quả học tập ở hai lớp 6B và 6C tôi trực tiếp giảng dạy đã có sự chuyển biến tốt, cụ thể như sau: 

                            

 

Lớp

 

Sĩ số

Học lực tốt

Học lực khá

Học lực TB

Học lực yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6B

35

16

45,7%

18

51,4%

1

2,9%

0

 

0%

 

6C

33

6

18,2%

14

42,4%

12

36,4%

1

 

3%

 

Tổng 2 lớp

68

22

32,4%

32

47%

13

19,1%

1

 

1,5%

 

  Bảng 2: Kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu.

(cuối năm học 2016 -2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C.  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

 Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị công tác.Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ ích. Có những trò chơi rất thích hợp và hiệu quả khi bắt đầu một bài học mới. Đặc biệt, khi áp dụng trò chơi ngôn ngữ vào bài giảng tôi nhận thấy học sinh yêu tiết học hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. Học sinh có cơ hội luyện tập Tiếng Anh nhiều hơn. Song cũng phải nói thêm rằng bất kì một phương pháp nào, một cách thức nào cũng đều có mặt trái của nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với những trò chơi mà tôi đã trình bày thì phải cần có sự chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp, linh hoạt. Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn ào có ích (good noise). Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác vì đôi khi thực hiện trò chơi, tâm lý học sinh rất nhạy cảm và hiếu động đôi khi chúng không làm chủ được mình, có khi cười rất to, vỗ tay…Như vậy giáo viên phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả được. Theo ý kiến chủ quan của mình tôi nghĩ những trò chơi ngôn ngữ nên được áp dụng và sáng tạo nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy tôi đã trực tiếp áp dụng các hình thức vừa chơi vừa kiểm tra cho các tiết dạy phù hợp. Mỗi trò chơi đều gắn liền với tiến trình của bài dạy. Kết hợp với các thủ thuật thông thựờng nhằm gây hứng thú cho học sinh cũng như hiệu quả trong các tiết dạy. Sau đây là sơ đồ đối chiếu kết quả khảo sát của hai lớp 6B và 6C năm học 2016 - 2017. Kết quả cho thấy  số học sinh khá giỏi đã tăng lên đáng kể.

{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}{C}Bảng 3: Biểu đồ so sánh, đối chiếu kết quả hai lớp 6

 sau khi tiến hành nghiên cứu.

II.  KẾT LUẬN

         Việc học tập bộ môn Tiếng Anh để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy  người giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn bởi đây là môn học có tính đặc trưng cao nhằm thu hút các em hứng thú, hăng say học tập, nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt kiến thức, tự tìm tòi sáng tạo, hình thành thói quen làm việc độc lập tự chủ, hướng đến mục đích giao tiếp của môn học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục phổ thông dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Đây chính là nền tảng để xây dựng tác phong làm việc của thế hệ người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý và còn thiếu nhiều do khuôn khổ của một bài sáng kiến kinh nghiệm không cho phép. Rất mong sự tìm hiểu, đánh giá và góp ý của đồng nghiệp để việc học ngoại ngữ của học sinh ngày càng đi vào chất lượng.

III. KHUYẾN NGHỊ.

       Trong quá trình thực hiện đề tài tôi không tránh khỏi những vướng mắc đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đó là:

     - Củng cố phòng chức năng có sẵn đèn chiếu, máy chiếu,bộ trợ giảng dành cho việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại ở mỗi trường THCS

     - Tạo nguồn kinh phí để mua sắm các loại băng hình có nội dung phong phú về tập tục văn hóa, danh nhân, lễ hội hoặc về đất nước học của các nước Anh, Mỹ để giáo viên cũng như học sinh được trau dồi thêm về kiến thức mà mình đang được dạy và đang được học hoặc thay thế một số thiết bị cũ (băng, đài,..) đã hỏng hóc.

     

           Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nhà trường, trong huyện để bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi.

 

 

 

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Bách khoa toàn thư. 

2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn tiếng Anh - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách bài tập môn tiếng Anh 6 -  Nhà xuất bản Giáo dục

4. Teach English - Tác giả: Adrian Doff

5. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Bộ Giáo Dục  và Đào Tạo).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
zalo
0386097929
Hỗ trợ Nội dung
0386097929
Tin mới
Thống kê truy cập
Quảng cáo
quảng cáo phải 1quảng cáo phai 2quangcaophai3quancaophai4qcphai5qcphai6
qctruottrai
qctruotphai
^ Về đầu trang