Đối tác
qctraiqctrai2qctrai3qctrai4
slide 7slide 8slide 9slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide 1020slide 10slide 10slide 10slide 10slide 10slide3slide4 slide5slide 6
Đề thi

Đề kiểm tra môn Ngữ văn học kì I năm học 2017-2018 lớp 7

Đề kiểm tra môn Ngữ văn học kì I năm học 2017-2018  lớp 7
Đề kiểm tra môn Ngữ văn học kì I năm học 2017-2018 lớp 7

Đề kiểm tra môn Ngữ văn học kì I năm học 2017-2018  lớp 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ văn 7

                                                   Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 
 

 

 

                      Đề bài gồm 02 trang

    I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Phiên âm:                       

 NAM QUỐC SƠN HÀ

                                 Nam quốc sơn hà Nam đế cư

                                Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

                                 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                                 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:                       

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

                                Sông núi nước Nam vua Nam ở

                                Vằng vặc sách trời chia xứ sở

                                Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

                                Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

                                                 (Theo Lê Thước - Nam Trân dịch - Ngữ văn 7 tập I )

Câu 1. Người được ghi là tác giả của bài thơ trên là ai?

A. Trần Nhân Tông                                    B. Nguyễn Khuyến      

C. Lý Thường Kiệt                                      D. Trần Quang Khải

Câu 2. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? 

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                  B. Ngũ ngôn

C.Thất ngôn bát cú                                      D. Song thất lục bát

Câu 3. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

A. Đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Phá giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Đại phá quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Câu 4. Bài thơ từng được coi là:

A. Bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên.            B. Khúc ca khải hoàn.

C. Hồi kèn xung trận.                                    D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 5. Những ý nào phù hợp với nội dung, ý nghĩa của văn bản trên?

A. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

B. Khẳng định nước Nam là đất nước có truyền thống văn hiến.

C. Khẳng định nước Nam rộng lớn, hùng cường.

D. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Câu 6. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là?

          A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.

          B.Thể thơ ngắn gọn, ngôn ngữ sáng rõ, giọng thơ hùng hồn, đanh thép.

          C. Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.

          D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tương trưng .

Câu 7. Những từ nào sau đây đồng nghĩa với từ sơn hà?

          A. Thiên thư                                              B. Sơn thủy

          C. Giang sơn                                              D. Sông núi

II. Tự luận: (6.5 điểm)

Câu 1. (1,5đ)

          Chép chính xác bản phiên âm bài thơ  “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh và giải thích nghĩa của từ nguyên tiêu.

Câu 2. (1,5đ)

           Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đều có hình ảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

           Em hãy chép lại chính xác những câu thơ có hình ảnh “trăng” trong hai bài đó và cho biết vẻ đẹp riêng của hình ảnh trăng trong mỗi bài thơ?

Câu 3. (3,5đ)

Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về người mà em yêu quí nhất. ( bài viết không quá một trang giấy thi)

 

                                   ----------------------------- Hết ------------------------------ 

 

 

                            KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018

  Môn: Ngữ văn 7

   

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm (câu 5 và câu 6 khoanh được 1 đáp án được 0.25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

A

B

A

A,D

B

C,D

 

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6.5 điểm)

Câu 1. (1,5đ)

       - Học sinh chép đúng bài thơ “Nguyên tiêu” (1 điểm)

       “ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

                             Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                             Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

        - Nguyên tiêu: đêm rằm tháng riêng (0,5 điểm)

Câu 2. (1,5đ)

* Học sinh chép chính xác  những câu thơ có hình ảnh “trăng”  trong mỗi bài:

     -  Bài “Cảnh khuya”: (0,25đ)

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

     - Bài “Nguyên tiêu”: (0,25đ)

  “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

             Và    “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

 * Cảnh trăng trong  hai bài thơ đều đẹp như những bức tranh, nhưng mỗi bài thơ thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.

          + Cảnh khuya: Là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo, quấn quýt hòa quyện, (0,5đ).

          + Rằm tháng giêng: Là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân. (0,5đ)

Câu 3. (3,5đ)

* Yêu cầu chung:

        - Thể loại: Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm.

        - Hình thức: + Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng  theo bố cục 3 phần. 

                  + Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết sạch, đẹp.

                  + Kết hợp giữa miêu tả với tự sự để  bộc lộ cảm xúc.

   * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

      a/ Mở bài: (0, 5ñiểm)

  - Giới thiệu người em yêu quí và nêu tình cảm chung của em.

      b/ Thân bài: (2,5 điểm )

       - Miêu tả qua vài đặc điểm tiêu biểu, nêu phẩm chất cao quí của người đó.

                                                                                                  (0,5 điểm)

       - Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng của em đối với người đó trong quá khứ.                                                                                                        (0,5 điểm)

       - Nêu lên sự gắn bó của mình đối với người đó trong niềm vui, nổi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi...                                                                 (0,5 điểm)

      - Em học tập điều gì ở người đó?                                                    (0,5 điểm)

      - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn...                                                                                                 (0,5 điểm)                                                                                         

c/ Kết bài: (0,5điểm )

Nhấn mạnh lại tình cảm của em đối với người đó.

 

     * Lưu ý: Giám khảo cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc...

    

                

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
zalo
0386097929
Hỗ trợ Nội dung
0386097929
Tin mới
Thống kê truy cập
Quảng cáo
quảng cáo phải 1quảng cáo phai 2quangcaophai3quancaophai4qcphai5qcphai6
qctruottrai
qctruotphai
^ Về đầu trang